Các yếu tố chất lượng trong liên kết giữa hộ trồng tiêu và người thu mua ở

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 126 - 127)

Quảng Trị

Sự tin cậy

Các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị có lòng tin đối với các thông tin mà người thu mua cung cấp cho họ. 80,8% số hộ được hỏi tin vào độ chính xác của các thông tin mà người thu mua nói với họ về tình hình thị trường, giá cả v.v... Chỉ có 52,1% số hộ được hỏi tin vào lời hứa của các người thu mua. Chỉ có 31,1% số hộ trồng tiêu trong khảo sát cho rằng người mua hiện tại đảm bảo được lợi ích cho họ.

Các nguyên nhân dẫn đến sự tin cậy giữa hộ và người mua thấp bao gồm: - Sự thiếu tự tin của chính các hộ đó trong việc nắm bắt rủi ro (79,7%).

- Sự chia sẻ rủi ro của người thu mua đối với các hộ trồng tiêu (5,5% hộ nhận được sự hỗ trợ)

Sự cam kết

Có 33% hộ khảo sát thay đổi người mua hàng năm. Trong khi đó, chỉ có 21,9% hộ khảo sát cho rằng việc duy trì quan hệ ổn định là quan trọng. Ngoài ra, có đến 87,6% hộ khảo sát nói rằng họ không bị bắt buộc phải hợp tác với người mua hiện tại và có 74% hộ tỏ ra hài lòng với mối liên kết hiện tại với người thu mua.

Nguyên nhân của tình trạng thiếu cam kết này là do cây tiêu không phải là nguồn thu nhập chính trong gia đình các hộ này. Có đến 72/73 hộ xác nhận họ có nguồn thu nhập khác ngoài việc trồng tiêu. Thống kê từ khảo sát cho thấy thu nhập trung bình từ các nguồn khác ngoài cây tiêu lên đến 4,49 triệu đồng/tháng (chiếm 78,5% tổng thu nhập của hộ).

Tất cả các hộ khảo sát đều hài lòng với giá tiêu của năm 2012. Mức giá được các hộ trồng tiêu cho là hợp lý bởi thật sự họ đầu tư cho việc trồng tiêu cũng không nhiều nên chi phí không lớn. Về phía người thu mua, sự thỏa mãn của họ thể hiện ở việc có nguồn cung ổn định và chất lượng tiêu tốt. Theo các cuộc phỏng vấn sâu với các người thu mua, họ tỏ ra hài lòng với chất lượng tiêu ở Quảng Trị. Thêm nữa, năng suất và sản lượng ở vùng này cũng đảm bảo cho việc đáp ứng đủ sản lượng yêu cầu để họ có thể thương lượng với các đối tác khác.

Sự cân bằng sức mạnh

Cán cân sức mạnh trong liên kết giữa hộ trồng tiêu và người thu mua đang nghiêng về bên mua do ba lý do sau:

- Hộ trồng đại đa phần là các hộ khó khăn

- Cây tiêu chưa trở thành nguồn thu nhập chính cho các hộ trồng tiêu - Nguồn cung của một hộ nhỏ lẻ là rất nhỏ so với tổng cung thị trường.

Khả năng giải quyết mâu thuẫn

Khả năng giải quyết mâu thuẫn của các hộ trồng tiêu và người thu mua chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Chỉ có 16 trong số 73 hộ khảo sát (21,9%) nói rằng họ và người thu mua thường thảo luận để tìm ra các giải pháp chung cho cả hai bên. Phỏng vấn sâu các hộ trồng tiêu cũng như người thu mua cho thấy xu hướng chung của các hộ trồng tiêu ở Quảng Trị có thể là lờ đi mâu thuẫn, hoặc buộc phải chấp nhận các điều kiện của người thu mua.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w