Khả năng kích thích hoạt tính sinh học trong đất ở các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 68 - 69)

Bảng 2.30. Ảnh hưởng của cây lạc dại đến mật độ vi sinh vật đất ở các công thức thí nghiệm

Đơn vị: CFU/g Nhóm VSV Đối chứng Che phủ lạc dại 2 đốt (1) 3 đốt (2) 4 đốt (3) VK tổng số 36,50×105 34,00× 107 50,00× 107 50,00× 107 Nấm sợi 4,00×107 3,00× 105 6,50× 105 6,00× 105 Xạ khuẩn 11,50×107 7,5×107 16,00× 105 14,00× 105 VSV phân giải cellulose 11,00×105 12,00× 105 16,50× 107 10,50× 107 VSV sinh màng nhầy

polysacharide 6,50×105 8,5×105 6,5×107 11,50× 105

(Ghi chú: VSV: vi sinh vật; VK: vi khuẩn)

Đất có che phủ lạc dại có số lượng các vi sinh vật cao hơn đất không đất đối chứng. Số lượng vi khuẩn tổng số ở đất có che phủ lạc dại là 107 CFU/g, cao gấp hàng trăm lần so với đất đối chứng không trồng là 105 CFU/g.

Ở mẫu đất che phủ lạc dại 2 đốt và mẫu đất đối chứng không trồng lạc dại có số lượng nấm sợi và xạ khuẩn đạt 107 CFU/g, còn mẫu đất có che phủ lạc dại 3 đốt và 4 đốt giảm còn 105 CFU/g. Điều này chứng tỏ vai trò của thảm lạc dại và độ che phủ của nó có ảnh hưởng lớn đến số lượng vi sinh vật trong đất.

Tương tự, số lượng nấm men sinh màng nhầy polysaccharide cao nhất ở mẫu đất có che phủ lạc dại 3 đốt đạt 107 CFU/g, tiếp theo là mẫu đất có che phủ lạc dại 4 đốt, 2 đốt và thấp nhất là mẫu đối chứng không trồng.

Ngược lại, số lượng vi sinh vật phân giải cenllulose ở mẫu đất có che phủ lạc dại 3 đốt và 4 đốt đạt cao 107 CFU/g, còn mẫu đối chứng và mẫu đất che phủ 2 đốt thấp hơn 100 lần, chỉ đạt 105 CFU/g.

Như vậy, độ che phủ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến số lượng vi sinh vật trong đất, mẫu đất có che phủ lạc dại 3 đốt có số lượng vi sinh vật trong đất cao nhất, điều này chứng tỏ thảm lạc dại có vai trò quan trọng trong cải tạo độ phì của đất.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w