MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 29 - 30)

Mục tiêu chung

Xác định được các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển cây hồ tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới ở vùng gò đồi Bắc Trung Bộ.

Mục tiêu cụ thể

Xác định được các giải pháp khoa học kỹ thuật về nuôi cấy mô tế bào tạo cây giống sạch bệnh; các giải pháp khoa học kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật để ứng dụng trong sản xuất hồ tiêu nhằm hướng đến sản xuất hồ tiêu bền vững, giảm những thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Xác định được các giải pháp khoa học kỹ thuật về công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm sản xuất, chế biến sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao và hướng đến xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của vùng.

Xác định được các giải pháp về kinh tế trên cơ sởphân tích hiệu quả kinh tế, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm theo hướng các bên cùng hưởng lợi nhằm hướng đến nâng cao thu nhập cho người nông dân thông qua sản xuất hồ tiêu bền vững và đáp ứng với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

1.5. CÁCH TIẾP CẬN

1. Cách tiếp cận theo nguyên tắc kế thừa các kết quả nghiên cứu về cây hồ tiêu được công bố trong và ngoài nước để tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu tiếp theo phù hợp với điểm nghiên cứu, tránh trùng lặp.

2. Cách tiếp cận vùng: Khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội, tập quán canh tác, các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp phòng trừ dịch hại ...và các giải pháp kinh tế-kỹ thuật khác đã áp dụng để phát triển cây hồ tiêu ở vùng nghiên cứu.

3. Cách tiếp cận ứng dụng công nghệ nuôi tế bào để tạo cây giống sạch bệnh.

4. Cách tiếp cận khoa học lý thuyết về Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM, Intergrated Crop Management), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, Integrated Pests Management) và tiếp cận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP, Good Agricultural Practices) tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế mà vẫn thân thiện với môi trường và trong nông sản có dư lượng hóa chất, vi sinh vật hại và nhiễm bẩn vật lý dưới ngưỡng cho phép.

5. Tiếp cận khoa học thực hành: Nông dân sẽ trực tiếp tham gia xây dựng mô hình và tiếp thu ứng dụng kết quả nghiên cứu.

6. Cách tiếp cập có sự tham gia, xây dựng sự phối hợp, liên kết và tham gia của 4 nhà: Nhà nông - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học và nhà chính sách (chính quyền) trong đó nhà khoa học và chính quyền sẽ tư vấn khoa học và hỗ trợ về mặt hành chính tạo điều kiện thông thoáng để nhà nông và doanh nghiệp có thể sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm có thương hiệu.

7. Cách tiếp cận hệ thống: Trong sản xuất hồ tiêu, các hộ nông dân chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của nhiều yếu tố (tự nhiên, kinh tế, xã hội). Để đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu, cách tiếp cận hệ thống là cần thiết để phân tích vấn đề một cách toàn diện.

8. Cách tiếp cận truyền thông bằng các phương tiện đại chúng khác nhau như báo, đài truyền hình thông qua các phóng sự truyền hình để hưỡng dẫn kỹ thuật thâm canh hồ tiêu theo thực hành nông nghiệp tốt và quản lý cây trồng tổng hợp, sử dụng một quy trình kỹ thuật đồng bộ trong sản xuất, thu hoạch, chế biến bảo quản để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w