Chất lượng liên kết với người thu mua của các nhóm hộ khác nhau

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 127 - 128)

Theo đối tượng thu mua

Đối tượng thu mua tiêu ở Quảng Trị bao gồm hai nhóm (người thu gom lớn và thu gom nhỏ) được phân biệt dựa vào số lượng tiêu thu mua. Người thu gom lớn là những người thu mua tiêu với số lượng lớn nhằm bán lại cho các thương lái lớn ở miền Nam. Trung bình, năm 2012 mỗi người thu gom lớn mua từ 3 đến 10 tạ tiêu/ngày. Thu gom nhỏ là những người thu mua tiêu với số lượng nhỏ hơn (khoảng 0,3 đến 0,6 tạ/ngày). Các thu gom nhỏ này sau khi mua tiêu của các hộ sẽ bán lại tiêu cho những người thu gom lớn.

Bảng 2.81. Chất lượng liên kết giữa hộ trồng tiêu với người thu gom

Yếu tố Đối tượng thu mua

Thu gom lớn (n=41) Thu gom nhỏ (n=32) Sự tin cậy 19,15 17,62 Sự cam kết 17,17 15,91 Sự thỏa mãn 11,93 10,00 Cân bằng sức mạnh 11,17 10,50

Giải quyết mâu thuẫn 14,34 12,94

Chất lượng liên kết 73,86 66,97

Bảng 2.81 so sánh chất lượng liên kết giữa hai nhóm hộ: nhóm mua bán với người thu gom lớn và nhóm mua bán với thu gom nhỏ. Kết quả cho thấy các hộ mua bán với người thu gom lớn vượt trội hơn nhóm còn lại ở tất cả 5 yếu tố chất lượng liên kết. Kiểm định

Mann_Whitney U cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm hộ này là có ý nghĩa với độ tin cậy 95% với U=351,5 và p=0,001<0,05. Các kết quả này cho phép kết luận rằng: nhóm hộ hợp tác với người thu mua có liên kết tốt hơn so với nhóm hộ hợp tác với thu gom nhỏ.

Theo giới tính của người bán tiêu

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của mối liên kết giữa các hộ trồng tiêu và người thu mua là giới tính của người trực tiếp bán tiêu. Việc xây dựng mối liên kết thực chất là quá trình bồi đắp, nuôi dưỡng và nâng cấp một mối quan hệ hai chiều. Như vậy, với các đặc tính giới khác nhau dẫn đến các kiểu hành vi khác nhau, giới tính được kỳ vọng là một tiêu chuẩn đủ mạnh để phân chia các nhóm hộ trồng tiêu trong liên kết với người thu mua. Thực tế trong cuộc khảo sát ở Quảng Trị, người bán tiêu là nam hay nữ đã có những tác động nhất định vào chất lượng của mối liên kết (Bảng 2.82)

Bảng 2.82.Chất lượng của mối liên kết với người thu mua đối với người bán là nam và nữ Yếu tố Giới tính Nam (n=38) Nữ (n=35) Sự tin cậy 18,00 19,00 Sự cam kết 16,11 17,17 Sự thỏa mãn 10,45 11,77 Cân bằng sức mạnh 10,58 11,20

Giải quyết mâu thuẫn 13,39 14,09

Chất lượng liên kết 68,53 73,23

Người bán tiêu là nữ có mối liên kết tốt hơn với người thu mua so với người bán là nam giới. Sự vượt trội này xảy ra ở tất cả các yếu tố chất lượng liên kết. Kiểm định Mann_Whitney U một lần nữa cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Với U = 468,5 và p = 0,03<0,05. Như vậy, người bán tiêu nữ duy trì và cải thiện mối quan hệ với người thu mua tốt hơn người bán tiêu nam.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 127 - 128)