Hình thành giá bán và phân chia lợi nhuận của các tác nhân

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 122 - 125)

a). Giá bán tiêu của nông hộ qua các năm

Thông tin điều tra từ các hộ trong 3 năm cho thấy giá tiêu liên tục tăng từ 85,4 ngàn đồng/kg năm 2010 lên 130 rồi 131,7 ngàn đồng trong năm 2011 và 2012. Qua các năm biên độ biến động của giá cả cũng có khuy hướng giảm xuống. So sánh giữa hai huyện cho thấy nông hộ trồng tiêu ở Vĩnh Linh đạt được mức giá bán có phần nhỉnh hơn so với các hộ trồng tiêu ở Cam Lộ.

Bảng 2.76. Biến động giá bán tiêu của nông hộ trong 3 năm, 2010-2012

ĐVT: 1000 đ/kg

Vĩnh Linh Cam Lộ BQC

Mean Min Max St.D Mean Min Max St.D Mean Min Max St.D

2010 89,0 70,0 127,0 9,6 81,6 60,0 145,0 22,8 85,4 60,0 145,0 17,7 2011 135,4 80,0 170,0 21,5 124,4 70,0 160,0 23,3 130,0 70,0 170,0 23,0 2012 134,1 120,0 170,0 8,6 129,1 110,0 142,0 8,5 131,7 110,0 170,0 8,9

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

b) Giá thu mua của các thu gom

Không giống như các sản phẩm rau trái tươi, tiêu là loại sản phẩm có thể cất trữ lâu mà ít hao hụt. Ngoài ra giá tiêu cũng biến động mạnh giữa đầu vụ và cuối vụ. Chính vì vậy đối tượng thu mua ngoài lượng hàng mua đi bán lại hàng ngày còn đầu cơ cất trữ một lượng hàng mua được lúc giá thấp và chờ lúc giá lên cao nhất thì bán.

Bảng 2.77. Chênh lệch giá mua và bán của những người thu mua

ĐVT: 1000 đ/kg

Thu gom lớn Thu gom nhỏ

Đối với hàng mua bán hàng ngày

+ Mua trực tiếp từ hộ trồng tiêu 3,8 2,1

+ Mua từ thu gom nhỏ 1,7

Đối với hàng đầu cơ tích trữ 22,8 21,1

Để tạo ra sản phẩm bán với mức giá như trên, các hộ nông dân đã phải đầu tư một lượng chi phí nhất định. Tính bình quân trên mỗi tạ tiêu, các hộ phải bỏ ra 7,9 triệu đồng cho chi phí trực tiếp (chi phí cho các đầu vào trực tiếp phục vụ cho trồng tiêu), và cho vay vốn để đầu tư. Với mức giá bình quân 13,1 triệu đồng/tạ, bình quân hộ có đạt được doanh thu hỗn hợp là 5,2 triệu đồng/tạ.

Khi so sánh giữa hai xã, các hộ ở Cam Lộ tiêu tốn chi phí đầu tư trực tiếp và chi phí tài chính trên 1 tạ tiêu của cao hơn ở Vĩnh Linh, nhưng lại nhận được mức giá bán thấp hơn. Do vậy, mức thu nhập hỗn hợp trên 1 tạ tiêu cũng như trên một hộ trồng tiêu ở hai huyện có sự chênh lệch rõ.

Bảng 2.78. Đầu tư và kết quả đầu tư của các hộ trồng tiêu tính trên 1 tạ tiêu

ĐVT: 1000 đ/tạ

Chỉ tiêu Vĩnh Linh Cam Lộ BQC

1. Tổng chi phí/tạ 7237,8 9007,8 7895,2

- Chi phí trực tiếp 6964,1 8834,8 7658,9

+ Chi phí tự có 4080,7 4923,6 4393,8

+ Chi phí thuê ngoài 2883,3 3911,1 3265,1

- Chi phí tài chính 273,7 173,0 236,3

2. Doanh thu/tạ tiêu 13414,7 12906,3 13170,2

3. Thu nhập hỗn hợp/tạ 6176,9 3898,6 5275,0

4. Thu nhập hỗn hợp bình

quân/hộ 11602,3 5409,3 8757,5

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

d) Chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh của thu gom

Mặc dù sử dụng kết hợp xe máy và ô tô tải để thu mua và tiêu thụ hàng nhưng bù lại thu gom lớn lại vận chuyển với lượng hàng lớn nên chi phí vận chuyển tính trên 1 tạ tiêu của thu gom lớn thấp hơn đôi chút so với thu gom nhỏ. Về chi phí công, thường một đại lý thu mua (thu gom lớn) có khoảng 2 người làm việc thường xuyên, đảm nhận việc vận chuyển, thu mua và phân loại sản phẩm hàng ngày. Trong khi đó các thu gom nhỏ mất ít nhất nửa ngày công để đi chợ thu mua hàng với lượng mua hàng ngày thấp, chưa tính đến công thu mua tận nhà và đem hàng đi tiêu thụ. Một lần nữa ưu thế về quy mô thu mua đã giúp các thu gom lớn chỉ tiêu tốn 58 ngàn đồng/tạ so với 95 ngày đồng/tạ của thu gom nhỏ. Tổng cộng lại, thu gom lớn tạo được mức lợi nhuận 218,7 triệu trong khi thu gom nhỏ thu về 16,8 triệu trên 1 tạ tiêu.

Bảng 2.79. Chi phí đầu tư và lợi nhuận của thu gom tính trên 1 tạ tiêu

ĐVT: 1000 đ/tạ

Chỉ tiêu\Đối tượng trung gian

Thu gom lớn Thu gom nhỏ

1. Doanh thu cận biên 421,8 423,2

2. Chi phí thị trường 105,8 145,0

- Vận chuyển 36,3 41,3

- Công thu gom, và phân loại

sản phẩm 58,0 95,0

- Cất trữ, bảo quản sản phẩm 11,5 8,8

3. Lợi nhuận cận biên 316,0 278,2

4. Tổng lợi nhuận 218775,0 16870,9

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2013)

e) Phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi

Bảng 2.80. Chi phí và lợi nhuận cận biên của các bên liên quan trong chuỗi

Chỉ tiêu Chi phí và giá

cả

Lợi nhuận biên Tổng lợi nhuận

Giá trị % trên giá mua I. Người trồng tiêu

- Doanh thu biên 13170,2

- Chi phí biên 7895,2 5275,0 40,1 8757,5

II. Thu gom nhỏ

- Doanh thu biên 423,2

- Chi phí biên 145,0 278,2 2,0 16870,9

III. Thu gom lớn

- Doanh thu biên 421,8

- Chi phí biên 105,8 316,0 2,3 218775,0

(Nguồn: số liệu điêu tra năm 2013)

Qua bảng ta thấy, người trồng tiêu là đối tượng nhận được mức lợi nhuận biên trên 1 tạ sản phẩm là cao nhất, 5,2 triệu đồng/tạ tương đương 40,1% giá bán sản phẩm. Lực lượng thu mua nhận được mức lợi nhuận biên thấp hơn nhiều, trong đó thu gom lớn có phần nhỉnh hơn so với thu gom nhỏ (0,31 triệu đồng/tạ so với 0,28 triệu đồng/tạ). Tính trên giá mua vào, các thu gom đạt tỷ lệ lợi nhuận khá là khiêm tốn 2,3% cho thu gom lớn và 2,0% cho thu gom nhỏ. Tuy nhiên khi tính tổng lợi nhuận bình quân của từng nhóm đối tượng thì thu gom lớn lại đạt được mức lợi nhuận lớn nhất, trên 218,7 triệu đồng, gấp mười ba lần thu gom nhỏ (16,8 triệu đồng) trong khi các hộ trồng tiêu chỉ thu được hơn 8,7 triệu đồng/hộ.

Một phần của tài liệu các vấn đề còn tồn tại trong phát triển cây hồ tiêu ở vùng gò đồi bắc trung bộ (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w