Thực trạng về hoạt động giảng dạy tích hợp ở trƣờng THCS

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 151)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Thực trạng về hoạt động giảng dạy tích hợp ở trƣờng THCS

2.2.2.1. Mục tiêu giáo dục giới tính trong trường THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi “Giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm thực hiện mục tiêu gì?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

55

Bảng 2.7: Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Mục tiêu Số lƣợng Tỉ lệ (%) Học sinh có những hiểu biết về giới

và giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản 16 80 Hình thành cho học sinh các phẩm chất giới tính 13 65 Có thái độ tích cực trong vấn đề

tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản 10 50 Hình thành cho học sinh có những

kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngƣời khác giới

8 40

Tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe sinh sản của bản thân

7 35

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số 2 )

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, giáo viên đã xác định khá đầy đủ các mục tiêu cần thực hiện trong việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi mục tiêu có các mức độ khác nhau.

Đƣợc lựa chọn nhiều nhất đó là mục tiêu “Học sinh có những hiểu biết về giới và giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản” với 80%. Mục tiêu này đƣợc đa số giáo viên lựa chọn là hoàn toàn phù hợp bởi đây là mục tiêu đầu tiên và cơ bản cần giúp học sinh đạt đƣợc khi tiến hành giáo dục giới tính. Khi đã đạt đƣợc mục tiêu này thì sẽ giúp HS có cơ sở để đạt tới những mục đích tiếp theo. Đứng thứ 2 là mục tiêu: “Hình thành cho học sinh các phẩm chất giới tính” với 65%. Đây cũng là mục tiêu rất quan trọng bởi lứa tuổi HS THCS là giai đoạn đang có sự biến đổi lớn về mặt tâm sinh lý vì vậy cần giúp các em hình thành đƣợc các phẩm chất giới tính phù hợp với giới mình để có hành trang vững chắc bƣớc vào cuộc sống gia đình trong tƣơng lai.

56

Tuy nhiên, có những mục tiêu hết sức quan trọng trong việc giáo dục giới tính lại có tỉ lệ lựa chọn ít nhƣ: “Có thái độ tích cực trong vấn đề tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản” với 50%, “Hình thành cho học sinh có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngƣời khác giới” với 40%, “Tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe sinh sản của bản thân” với 35%. Mục đích cuối cùng của việc giáo dục giới tính là nhằm giúp học sinh hình thành những hành vi và thái độ đúng đắn trong quan hệ với ngƣời khác giới và trong vấn đề tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, biết tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân. Điều này cho thấy, việc xác định mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh THCS vẫn còn bị xem nhẹ, chƣa xác định chính xác và đầy đủ, chủ yếu vẫn là những mục tiêu về mặt nhận thức, chƣa chú trọng đến mục tiêu rèn luyện kỹ năng và thái độ cho học sinh, vì vậy công tác GDGT không đem lại hiệu quả cao.

2.2.2.2. Những nội dung giáo dục giới tính trong trường THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi: “Thầy, cô đã thực hiện những nội dung giáo dục giới tính sau đây ở mức độ nào?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

57

Bảng 2.8: Những nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Các nội dung

Thƣờng xuyên

Đôi khi Chƣa thực hiện SL % SL % SL % Vai trò của giới nam và nữ trong

gia đình và xã hội

4 20 14 70 2 10

Tình bạn khác giới, tình yêu, thái độ với tình yêu

6 30 12 60 2 10

Dấu hiệu của tuổi dậy thì 16 80 4 20 0 0 Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ,

quá trình sinh sản

16 80 4 20 0 0

Giáo dục đạo đức trong quan hệ khác giới

6 30 10 50 4 20

Các bệnh lý lây truyền qua đƣờng tình dục 2 10 12 60 6 30 Các biện pháp tránh thai. 3 15 14 70 3 15 Tội phạm tình dục và phòng ngừa tội phạm tình dục 2 10 6 30 12 60

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số 3)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, giáo viên đã thực hiện khá đầy đủ các nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi nội dung có các mức độ khác nhau.

Với mức độ thƣờng xuyên thì có 2 nội dung có tỉ lệ lựa chọn cao nhất đó là: “Dấu hiệu của tuổi dậy thì” chiếm 80%, “Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, quá trình sinh sản” chiếm 80%. Các nội dung này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên chủ yếu thông qua việc lồng ghép vào nội dung môn sinh học. Đây cũng là những nội dung rất cần thiết đối với học sinh THCS. Vì vậy, việc thƣờng xuyên giáo dục nội dung này sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết đúng đắn về sự phát

58

triển tự nhiên của giới tính, biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân và từ đó có thái độ, hành vi đúng đắn trong vấn đề tình yêu, tình dục, trong quan hệ với bạn khác giới.

Tuy nhiên, với những nội dung giáo dục giới tính khác thì lại không đƣợc thực hiện thƣờng xuyên tại trƣờng THCS nhƣ “Vai trò của giới nam và nữ trong gia đình và xã hội” chỉ có 20%, “Tình bạn khác giới, tình yêu, thái độ với tình yêu” chiếm 30%, “Giáo dục đạo đức trong quan hệ khác giới” chiếm 30%, “Các bệnh lý lây truyền qua đƣờng tình dục” chiếm 10%, “Các biện pháp tránh thai” chiếm 15%. “Tội phạm tình dục và phòng ngừa tội phạm tình dục” chiếm 10%. Đây là những nội dung giáo dục giới tính rất quan trọng, cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để bƣớc vào cuộc sống lao động cũng nhƣ cuộc sống hôn nhân sau này. Vì vậy, các nội dung này cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên hơn nữa tại trƣờng THCS.

Với mức độ đôi khi thì có các nội dung sau đƣợc lựa chọn nhiều nhất: “Vai trò của giới nam và nữ trong gia đình và xã hội” chiếm 70%, “Tình bạn khác giới, tình yêu, thái độ với tình yêu” chiếm 60%, “Các bệnh lý lây truyền qua đƣờng tình dục” chiếm 60%, “Các biện pháp tránh thai” chiếm 70%. Đây là những nội dung rất cần thiết đối với học sinh THCS vì vậy cần thực hiện tích cực hơn nữa để giúp các em có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản.

Với mức độ chƣa thực hiện thì có nội dung “Tội phạm tình dục và phòng ngừa tội phạm tình dục” chiếm 60%, “Các bệnh lý lây truyền qua đƣờng tình dục” chiếm 30%. Hai nội dung này chƣa đƣợc thực hiện nhiều nhất có thể là do các thầy cô nghĩ rằng đây là vấn đề không quan trọng và quá xa vời so với lứa tuổi học sinh THCS nhƣng thực tế thì đây là 2 nội dung rất cần thiết và cấp bách đối với học sinh THCS hiện nay bởi với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều văn hóa đồi trụy đƣợc du nhập vào nƣớc ta gây ảnh hƣởng không nhỏ tới giới trẻ, cùng với sự nhận thức chƣa đúng đắn và tƣ tƣởng “làm liều” các em sẵn

59

sàng làm những việc sai trái, để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề giáo dục cho học sinh THCS về “Tội phạm tình dục và phòng ngừa tội phạm tình dục” và “Các bệnh lý lây truyền qua đƣờng tình dục” là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân.

2.2.2.3. Các phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi: “Thầy, cô đã sử dụng những phƣơng pháp nào để giáo dục giới tính cho học sinh?” chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.9: Các phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh THCS

ST

T Các phƣơng pháp

Thƣờng xuyên

Đôi khi Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Giảng giải 13 65 5 25 2 10 2 Đóng vai 10 50 7 35 3 15 3 Thảo luận nhóm 8 40 9 45 3 15 4 Giải quyết vấn đề 7 35 10 50 3 15 5 Làm sáng tỏ các giá trị 1 5 4 20 15 75

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số 4)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, giáo viên đã sử dụng khá nhiều các phƣơng pháp để giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi phƣơng pháp lại có các mức độ khác nhau.

Với mức độ thƣờng xuyên, đƣợc lựa chọn nhiều nhất đó là phƣơng pháp: “Giảng giải” với 65%, “Đóng vai” với 50%. Đây là hai phƣơng pháp dạy học truyền thống, dễ sử dụng và cũng mang lại hiệu quả khá cao trong việc giáo dục giới tính cho học sinh vì vậy đƣợc sử dụng thƣờng xuyên hơn những phƣơng pháp khác.

60

Với mức độ đôi khi thì có tỉ lệ lựa chọn nhiều nhất là phƣơng pháp “Giải quyết vấn đề” với 50% và “Thảo luận nhóm” với 45%. Hai phƣơng pháp này cũng mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục giới tính nhƣng lại ít đƣợc sử dụng. Điều này cho thấy việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục giới tính tại trƣờng THCS vẫn chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm nhiều.

Phƣơng pháp chƣa đƣợc thực hiện nhiều nhất đó là “Làm sáng tỏ giá trị” với 75%. Đây là phƣơng pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục giới tính cho học sinh. Tuy nhiên đây là phƣơng pháp mới nên ít đƣợc biết đến và sử dụng trong quá trình dạy học.

2.2.2.4. Các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi: “Hình thức nào đã đƣợc sử dụng để giáo dục giới tính cho học sinh THCS”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.10: Các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS

ST

T Các hình thức

Thƣờng xuyên

Đôi khi Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Tích hợp thông qua các môn học có

liên quan

3 15 6 30 11 55

2 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

10 50 6 30 4 20

3 Thông qua câu lạc bộ, tƣ vấn cho học sinh ngoài giờ học

4 20 6 30 10 50

4 Hoạt động ngoại khóa theo môn học

6 30 10 50 6 20

61

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, giáo viên đã thực hiện khá đầy đủ các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi hình thức có các mức độ khác nhau.

Với mức độ thƣờng xuyên thì có hình thức “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” đƣợc lựa chọn nhiều nhất chiếm 50%, tiếp đến là hình thức “Hoạt động ngoại khóa theo môn học” chiếm 30%. Đây là hai hình thức giáo dục giới tính diễn ra phổ biến nhất ở các trƣờng phổ thông hiện nay. Các nội dung giáo dục giới tính sẽ đƣợc đƣa vào các buổi giao lƣu văn nghệ, tọa đàm, sinh hoạt, ngoại khóa… để truyền tải tới học sinh các kiến thức về giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản. Nhà trƣờng thƣờng xuyên sử dụng hình thức này là vì đó là một sân chơi vừa giúp học sinh có thời gian thƣ giãn sau những giờ học căng thẳng, vừa cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về giới tính. Tuy nhiên, hình thức này không thể tổ chức thƣờng xuyên nhƣ việc dạy học trên lớp mà chỉ đƣợc tổ chức một vài buổi trong năm học với thời lƣợng ngắn vì vậy số lƣợng kiến thức các em đƣợc cung cấp không nhiều.

Với mức độ đôi khi thì có hình thức “Hoạt động ngoại khóa theo môn học” đƣợc lựa chọn nhiều nhất chiếm 50%. Với mỗi môn học sẽ tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ đề có liên quan đến bài học nào đó. Hình thức này sẽ giúp học sinh vừa có thời gian thƣ giãn, vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học có liên quan nhƣng số lƣợng các buổi ngoại khóa thƣờng ít nên lƣợng kiến thức giáo dục giới tính không đƣợc nhiều.

Với mức độ chƣa thực hiện thì có hình thức “Tích hợp thông qua các môn học có liên quan” chiếm 55%. Đây là hình thức giáo dục giới tính đang đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc phát triển trên thế giới vì việc tích hợp trong dạy học các môn học có ƣu thế sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ giảm bớt lƣợng kiến thức giữa các môn học trùng lặp, không cần thiết, quá khó, giúp học sinh áp dụng đƣợc nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức, tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích

62

cực đối với học sinh. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chƣa đƣợc áp dụng thƣờng xuyên có thể là do giáo viên thiếu phƣơng pháp tích hợp phù hợp, thiếu tài liệu hƣớng dẫn hoặc chƣa đƣợc tập huấn kỹ về kỹ năng này.

2.2.2.5. Kết quả giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi: “Thầy, cô đánh giá thế nào về hiệu quả thực hiện công tác giáo dục giới tính cho học sinh trong nhà trƣờng hiện nay?” , chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.11: Kết quả giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Kết quả Số lƣợng Tỉ lệ Rất hiệu quả 0 0

Hiệu quả 15 75 Chƣa hiệu quả 5 25

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số 6)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đa số các thầy cô đều nhìn thẳng vào thực tế và đánh giá việc giáo dục giới tính bƣớc đầu đã có hiệu quả nhƣng chƣa cao, (75%) do việc thực hiện công tác này còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và thiếu tính đồng bộ. Còn lại 25,5% giáo viên cho rằng công tác này chƣa thực sự hiệu quả. Các thầy cô cho rằng: Công tác GDGT VTN hiện nay chỉ mang tính chất cƣỡi ngựa xem hoa, ít có tác dụng đối với HS vì những kiến thức về giới tính HS có đƣợc có thể dễ dàng tìm thấy ở một số sách báo mà không cần phải học". Mặt khác, đây là một vấn đề mới đƣợc đƣa vào giảng dạy trong trƣờng THCS nên số giáo viên chƣa có trình độ chuyên môn sâu về vấn đề này còn chiếm tỷ lệ cao, do vây, kinh nghiệm truyền đạt cho HS chƣa tốt. Mặt khác, do ảnh hƣởng của quan niệm truyền thống nên thầy (cô) đôi khi còn né tránh ngại không muốn nói đến vấn đề này vì thế mà hiệu quả của của công tác GDGT chƣa thực sự có chất lƣợng. Các thầy cô cũng cho rằng nếu công tác GDGT cho HS đƣợc tích hợp trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân thì sẽ mang

63

lại hiệu quả cao hơn, bởi kiến thức GDGT HS học đƣợc từ việc tích hợp với nội dung môn Sinh học và Giáo dục công dân sẽ mang tính hệ thống và khoa học chứ không rời rạc, thiếu hệ thống nhƣ khi các em tự tìm hiểu.

2.2.2.6. Mức độ tích hợp giáo dục giới tính thông qua các môn học có liên quan ở trường THCS ở trường THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi mức độ tích hợp giáo dục giới tính thông qua giảng dạy các môn học ở trƣờng THCS hiện nay, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.12: Mức độ tích hợp giáo dục giới tính thông qua các môn học có liên quan ở trường THCS

ST T

Các ý kiến Thƣờng xuyên

Thi thoảng Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Mức độ toàn phần 0 0 4 20 16 80 2 Mức độ bộ phận 2 10 10 50 8 40 3 Mức độ liên hệ 16 80 4 20 0 0

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi cán bộ, giáo viên, câu hỏi số 7)

Từ bảng số liệu trên cho thấy đa số giáo viên trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên đều đã thực hiện hình thức tích hợp giáo dục giới tính thông qua các

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)