8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2.1. Những mặt còn tồn tại
Việc giáo dục giới tính cho học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên tỉnh Thái Nguyên vẫn chỉ mang tính chất hình thức, chƣa thực sự đi vào chiều sâu. Việc giáo dục giới tính chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua tổ
71
chức một số hoạt động ngoại khóa, do không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nên hiệu quả mang lại không cao, việc tích hợp trong các môn học có ƣu thế mới chỉ dừng lại ở mức độ thấp nên chƣa phát huy hết hiệu quả của việc dạy học tích hợp.
Các nội dung giáo dục giới tính còn sơ sài, chƣa đƣợc chính thức hóa thành một môn học độc lập và chƣa có hệ thống, mới chỉ đƣợc lồng ghép rời rạc trong các kiến thức có liên quan. Phƣơng pháp giáo dục giới tính còn gặp nhiều khó khăn và chƣa đem lại hiệu quả, đôi khi giáo viên còn lúng túng trong cách truyền đạt kiến thức về giới tính cho học sinh.
Lứa tuổi VTN có nhu cầu lớn đối với việc đƣợc tiếp nhận thông tin, hƣớng dẫn về vấn đề giới tính, tình dục, SKSS nhƣng xã hội chƣa đáp ứng nhiều đƣợc nhu cầu này. Nguồn thông tin chính thức cho VTN về vấn đề này quá ít, kiến thức các em thu đƣợc mang tính tự phát, nội dung các vấn đề SKSS, tình dục đƣợc phổ biến trong xã hội chƣa đƣợc biên soạn phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống của các em. Do vậy, những nội dung giáo dục về giới tính SKSS nói chung, vấn đề tình dục nói riêng còn chƣa theo kịp tình hình thực tế.
Vì vậy, học sinh THCS cần đƣợc quan tâm và giáo dục giới tính ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng để tạo nền tẳng vững chắc về mọi mặt giúp các em có đủ hành trang bƣớc vào cuộc sống tƣơng lai. Để làm đƣợc điều đó thì cần tích hợp giáo dục giới tính thông qua các môn học có ƣu thế trong nhà trƣờng.