8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.2.1.2. Nhận thức của học sinh THCS về giới tính
Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 242 học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi những dấu hiệu nào là biểu hiện của tuổi dậy thì ở nam và nữ, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.3: Nhận thức của học sinh THCS về dấu hiệu của tuổi dậy thì
STT Các dấu hiệu THCS Gia Sàng
THCS Giang Tiên
Chung
SL % SL % SL % 1 Xuất hiện kinh nguyệt (ở nữ) 99 80,4 93 78,1 192 79,3 2 Phát triển ngực (ở nữ) 95 77,2 89 74,7 184 76 3 Hiện tƣợng xuất tinh (ở nam) 87 70,7 79 66,3 166 68,5 4 Mọc ria mép (ở nam) 84 68,2 65 54,6 149 61,5 5 Trứng cá 77 62,6 62 52,1 139 57,4 6 Thay đổi giọng nói (ở nam) 64 50 53 44,5 117 48,3 7 Thay đổi màu da 21 17 27 22,6 48 19,8 8 Phát triển về cân nặng 16 13 26 21,8 42 17,3 9 Phát triển về trí tuệ 9 7,3 14 11,7 23 9,5
(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi học sinh, câu hỏi số 3)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng, phần lớn các em học sinh THCS đã nhận biết đƣợc các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Điều này thể hiện ở việc có đến 79,3 % học sinh chọn dấu hiệu “Xuất hiện kinh nguyệt (ở nữ)”, 76% chọn “Phát triển ngực (ở nữ)”, 68,5% chọn “Hiện tƣợng xuất tinh (ở nam), 61% chọn “Mọc ria mép (ở nam)”. Các em có thể nhận biết đƣợc những dấu hiệu này có thể do đƣợc ông bà, bố mẹ hay anh chị dạy bảo hoặc cũng có thể do các em tự tìm hiểu thông qua sách, báo, đài, ti vi, và cũng có thể đƣợc biết qua việc học các môn trên lớp, cụ thể là môn Sinh học. Điều này sẽ giúp cho các em có những hiểu biết đúng đắn về sự phát triển giới tính của cơ thể mình, biết cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giữ gìn và và bảo vệ sức khỏe sinh bản của bản thân, có thái độ đúng đắn trong tình yêu, tình bạn và trong quan hệ với bạn khác giới.
Tuy nhiên có đến 19,8% học sinh lựa chọn dấu hiệu “Thay đổi màu da”, 17,3% chọn “Phát triển về cân nặng” và 9,5% học sinh chọn “Phát triển về cân nặng” là dấu hiệu của tuổi dậy thì. Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ các em học sinh chƣa nhận biết đúng đắn về các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Có thể là do các em chƣa bao giờ nghe đến tuổi dậy thì hoặc đã nghe qua nhƣng chƣa biết đến tuổi đó sẽ có những dấu hiệu gì nên khi cảm thấy bản thân có một số dấu hiệu khác thƣờng là nghĩ mình đã đến tuổi dạy thì. Việc này làm cho các em bị thụ động khi đến tuổi dậy thì, các em không thể phân biệt đƣợc dấu hiệu nào là sự phát triển tự nhiên của giới tính và dấu hiệu nào là vấn đề về bệnh lý. Từ đó sẽ dẫn đến tâm lý lo lắng, căng thẳng và thậm chí là có những hành động không đúng đắn trong vấn đề tình yêu, tình bạn hay trong quan hệ với bạn khác giới.
Xét theo trƣờng có thể nhận thấy học sinh trƣờng THCS Gia Sàng có tỉ lệ nhận biết các dấu hiệu đúng cao hơn so với trƣờng THCS Giang Tiên. Điều này thể hiện rõ nhất ở dấu hiệu “Xuất hiện kinh nguyệt” trƣờng THCS Gia Sàng là 80,4% còn ở trƣờng THCS Giang Tiên là 78,1%, dấu hiệu “Phát triển ngực” trƣờng THCS Gia Sàng là 77,2%, THCS Giang Tiên là 74,7%, dấu hiệu “Hiện tƣợng xuất tinh” THCS Gia Sàng là 70,7%, THCS Giang Tiên là 66,3%. Khi lựa chọn các dấu hiệu không đúng thì trƣờng THCS Giang Tiên lại có tỉ lệ chọn cao hơn so với THCS Gia Sàng, thể hiện ở dấu hiệu “Phát triển về cân nặng” THCS Giang Tiên là 21,8% còn THCS Gia Sàng là 13%, dấu hiệu “Phát triển về trí tuệ” THCS Giang Tiên là 11,7%, THCS Gia Sàng là 7,3%. Điều này có thể là do học sinh trƣờng THCS Gia Sàng ở trung tâm thành phố, các em có điều kiện tiếp xúc với sách báo, đài, internet… hay đƣợc gia đình, thầy cô chỉ bảo. Còn học sinh trƣờng THCS Giang Tiên sống ở vùng nông thôn nên các em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ít có điều kiện để tự tìm hiểu và vì đa số ngƣời dân vẫn còn có suy nghĩ lạc hậu nên ngại đề cập đến các vấn đề giới tính cho con em mình biết.