Cách thức TN

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 151)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3. Cách thức TN

Chúng tôi đã tiến hành TN với 34 học sinh (19 nữ và 15 nam) lớp 7A2 trƣờng THCS Gia Sàng - TP Thái Nguyên và 32 học sinh lớp 7A1 (14 nữ và 20 nam) trƣờng THCS Giang Tiên - Huyện Phú Lƣơng.

84

Tiến hành phân tích nội dung bài học môn Sinh học và Giáo dục công dân, soạn giáo án có tích hợp nội dung giáo dục giới tính và thực hiện giảng dạy tại 2 lớp. Để thấy đƣợc sự thay đổi của học sinh sau khi TN chúng tôi dựa vào kết quả xử lý số liệu phiếu đo đầu TN và sau TN dành cho học sinh từ đó phân tích, đánh giá và kiểm chứng hiệu quả của biện pháp dạy học tích hợp đã đề xuất.

3.3.3. Kết quả

Thông qua việc tích hợp một số nội dung giáo dục giới tính vào quá trình dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã tác động đến nhận thức của học sinh THCS về vấn đề giới, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình yêu, tình bạn.

Thứ nhất, đã tác động đến nhận thức của học sinh THCS về các phẩm chất đặc trƣng thuộc mỗi giới

Bảng 3.2. Nhận thức của học sinh THCS về các phẩm chất đặc trưng của mỗi giới

STT Các phẩm chất Nam Nữ Đầu TN (tỉ lệ %) Sau TN (tỉ lệ %) Đầu TN (tỉ lệ %) Sau TN (tỉ lệ %) 1 Dũng cảm 87.2 95,8 23,7 18,9 2 Kiên cƣờng 76, 8 84,2 16,4 25,2 3 Dịu dàng 9,2 1,8 83,2 96,1 4 Đảm đang 21,3 13,9 78,9 89,5 5 Trung thực 82,9 96,1 86,3 91,6 6 Nết na 0 0 72,5 88,3 7 Cởi mở 67,2 81,7 43,6 56,7 8 Chân thành 73,1 89,3 75,7 87,4 9 Cẩn thận 26,8 34,6 69,4 81,2 10 Phóng khoáng 78,7 85,2 37,1 46,5 11 Mạnh mẽ 81,4 96,8 18,6 11,9 12 Thẳng thắn 35,6 48,4 54,7 68,3

85

Qua bảng trên cho thấy, việc lựa chọn các phẩm chất đặc trƣng phù hợp với giới có sự khác nhau giữa đầu thực nghiệm và sau thực nghiệm. Sau khi thực nghiệm học sinh có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp hơn. Điều này đƣợc minh chứng cụ thể nhƣ sau:

Đối với học sinh nam: Sự lựa chọn các phẩm chất phù hợp với giới nam sau TN cao hơn so với đầu TN thể hiện nhƣ sau: Phẩm chất “dũng cảm” đầu TN là 87,2%, sau TN là 95,8%. “Kiên cƣờng” đầu TN là 76,8%, sau TN là 84,2%. “Mạnh mẽ” đầu TN là 81,4%, sau TN là 96,8%. “Phóng khoáng” trƣớc TN là 78,7%, sau TN 85,2%. Còn các phẩm chất không phù hợp với giới nam thì sau TN có sự lựa chọn ít hơn đầu TN: Phẩm chất “Dịu dàng” đầu TN là 9,2 %, sau TN là 1,8%. “Đảm đang: đầu TN là 21,3%, sau TN là 13,9%.

Đối với học sinh nữ: Sự lựa chọn các phẩm chất phù hợp với giới nữ sau TN cao hơn đầu TN: Phẩm chất “Dịu dàng” đầu TN là 83,2 %, sau TN là 96,1%. “Đảm đang”: đầu TN là 78,9%, sau TN là 89,5%. “Nết na” đầu TN là 72,5%, sau TN là 88,3%. Còn các phẩm chất không phù hợp với giới nữ thì sau TN có sự lựa chọn ít hơn đầu TN thể hiện nhƣ sau: Phẩm chất “dũng cảm” đầu TN là 23,7%, sau TN là 18,9%.“Mạnh mẽ” đầu TN là 18,6%, sau TN là 11,9%.

Nhƣ vậy, thông qua việc tích hợp một số kiến thức về giới vào quá trình dạy học môn Sinh học và giáo dục công dân đã giúp học sinh THCS có nhận thức đúng đắn hơn về những phẩm chất đặc trƣng cho mỗi giới, từ đó rèn luyện bản thân để tự hoàn thiện các phẩm chất thuộc giới mình. Điều này có thể khẳng định, biện pháp tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã có hiệu quả.

Thứ hai, đã tác động đến nhận thức của học sinh THCS về những việc bản thân có thể làm để xây dựng gia đình hạnh phúc

86

Bảng 3.2: Nhận thức của học sinh THCS về những việc bản thân có thể làm để xây dựng gia đình hạnh phúc

STT Các công việc Nam Nữ

Đầu TN (tỉ lệ %) Sau TN (tỉ lệ %) Đầu TN (tỉ lệ %) Sau TN (tỉ lệ %) 1 Quét dọn nhà cửa 18,1 32,7 58,3 82,6 2 Nấu cơm 21,6 35,8 67,1 84,4 3 Trông em 27,8 32,6 59,7 78,3 4 Rửa bát 20,5 29,2 63,2 75,8 5 Trang trí nhà cửa 50,8 61,6 71,4 55,3 6 Giặt quần áo 22,5 33,7 48,8 63,7 7 Sửa chữa đồ dùng 74,6 89,4 29,3 16,4 8 Bê vác các đồ nặng 53,8 72,6 28,5 12,1

Qua bảng trên cho thấy, sự lựa chọn công việc để góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình có sự khác nhau giữa nam và nữ, giữa đầu thực nghiệm và sau thực nghiệm. Sau khi thực nghiệm học sinh có nhận thức cao hơn về các công việc cần phải làm và có sự lựa chọn công việc phù hợp hơn với giới của mình. Điều này đƣợc minh chứng cụ thể nhƣ sau:

Hầu hết học sinh nữ đều lựa chọn các công việc phù hợp với giới mình và sau TN tỉ lệ lựa chọn các công việc này đều cao hơn so với đầu TN: “Quét dọn nhà cửa” đầu TN là 58,3% sau TN là 82,6%. “Nấu cơm” đầu TN là 67,1%, sau TN là 84,4%. “Trông em” đầu TN là 59,7%, sau TN là 78,3%. “Rửa bát” đầu TN là 63,2%, sau TN là 75,8%. “Giặt quần áo” đầu TN là 48,8%, sau TN là 63,7%. Còn các công việc nhƣ: “Sửa chữa đồ dùng” đầu Tn 29,3%, sau TN là 16,4%, “Bê vác đồ nặng” đầu TN là 28,5%, sau TN là 12,1%. Nhƣ vậy, sau

87

khi tiến hành TN nhận thức và sự lựa chọn của học sinh về các công việc phù hợp với giới mình cao hơn khá nhiều so với trƣớc khi tiến hành TN.

Học sinh nam hầu hết lựa chọn các công việc mang tính chất mạnh mẽ nhƣ: “Sửa chữa đồ dùng” đầu TN là 74,6%, sau TN là 89,4%. “Bê vác đồ nặng” đầu TN là 53,8%, sau TN là 72,6%. Sau TN tỉ lệ lựa chọn các công việc này đều cao hơn khá nhiều. Còn các công việc khác nhƣ:”Quét dọn nhà cửa”, “Nấu cơm”, “Trông em”, “Rửa bát” chiếm tỉ lệ thấp nhƣng sau khi tiến hành TN thì tỉ lệ lựa chọn của các em nam đều cũng tăng lên, đều này chứng tỏ các em đã ý thức đƣợc những việc bản thân nên làm để giúp đỡ gia đình.

Nhƣ vậy, hiệu quả của biện pháp tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã tác động đến nhận thức của học sinh về vai trò, trách nhiệm của giới nam và giới nữ trong gia đình và xã hội.

Thứ ba, tác động đến nhận thức của học sinh THCS về thời điểm có thể quan hệ tình dục

Bảng 3.4: Nhận thức của của học sinh THCS về thời điểm có thể quan hệ tình dục

Các thời điểm Đầu TN (Tỉ lệ %)

Sau TN (Tỉ lệ %) 1 Khi mới yêu nhau 14,1 5,4 2 Khi đã trƣởng thành 25,7 9,7 3 Khi đã yêu nhau 1 thời gian dài 32,4 24,2 4 Khi đã kết hôn 27,8 60,7

Qua bảng trên cho thấy, sự lựa chọn của học sinh về thời điểm có thể quan hệ tình dục có sự khác nhau giữa đầu thực nghiệm và sau thực nghiệm. Sau thực nghiệm học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về thời điểm nên có quan hệ tình dục. Điều này đƣợc minh chứng cụ thể nhƣ sau: Đầu thực nghiệm thời

88

điểm “Khi đã yêu nhau 1 thời gian dài” đƣợc học sinh lựa chọn nhiều nhất với 32,4%, sau đó đến “Khi đã kết hôn” chiếm 27,8 %. Thời điểm “Khi mới yêu nhau” chiếm 14,1%, “Khi đã trƣởng thành” chiếm 25,7%. Sau thực nghiệm học sinh đã có sự thay đổi nhận thức về vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Đa số các em đã nhận thức đƣợc rằng chỉ nên quan hệ tình dục khi đã kết hôn, điều này đƣợc thể hiện ở việc có đến 60,7 % học sinh lựa chọn. Vẫn có học sinh cho rằng nên quan hệ tình dục khi đã yêu nhau 1 thời gian dài hoặc khi đã trƣởng thành hoặc khi mới yêu nhau nhƣng chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhƣ vậy, biện pháp tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã tác động làm thay đổi nhận thức của học sinh THCS về vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân.

Thứ 4, tác động đến nhận thức của học sinh THCS về những dấu hiệu sinh lý bình thƣờng của tuổi dậy thì

Bảng 3.5: Nhận thức của học sinh THCS về những dấu hiệu sinh lý bình thường của tuổi dậy thì

Các hiện tƣợng Đầu TN Sau TN 1 Hiện tƣợng kinh nguyệt 57,8 86,2 2 Hiện tƣợng xuất tinh 46,3 77,4 3 Phát triển ngực 62,7 88,3 4 Thanh quản phát triển, giọng nói

trầm hơn

36,8 72,9

5 Mọc ria mép 47.2 67,4 6 Nổi mụn trứng cá 35,1 59.5 7 Hiện tƣợng rong kinh, tắc kinh 32,9 16,8 8 Dậy thì quá sớm hoặc quá muộn 41,3 12,7

Qua bảng trên cho thấy, sự lựa chọn của học sinh về các dấu hiệu sinh lý bình thƣờng của tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa đầu thực nghiệm và sau thực

89

nghiệm. Sau thực nghiệm học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Những hiện tƣợng đúng nhƣ: “Hiện tƣợng kinh nguyệt” đầu TN 57,8%, sau TN tăng lên 86,2%, “Hiện tƣợng xuất tinh” đầu TN 46,3%, sau TN tăng lên 77,4%, “Phát triển ngực” đầu TN 62,7%, sau TN tăng lên 88,3%. Tuy nhiên, đầu TN có 32,9% học sinh cho rằng “Hiện tƣơng rong kinh, tắc kinh” và có 41, 3 % cho rằng “Hiện tƣợng dạy thì quá sớm hoặc quá muộn” là những dấu hiệu sinh lý bình thƣờng. Sau TN tỉ lệ lựa chọn hiện tƣợng nhƣ rong kinh, tắc kinh chỉ còn 16,8%, “Dạy thì quá sớm hoặc quá muộn” đã giảm xuống đáng kể còn 12,7%. Nhƣ vậy, biện pháp tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của học sinh THCS về các hiện tƣợng sinh lý bình thƣờng, bất thƣờng ở tuổi dậy thì.

Thứ năm, tác động đến nhận thức của học sinh THCS về những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì

Bảng 3.6: Nhận thức của học sinh THCS về những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì

Các việc cần làm Đầu TN Sau TN 1 Có ngƣời yêu để chứng tỏ mình đã trƣởng thành 37,2 16,1 2 Vệ sinh thân thể sạch sẽ 48,7 76,3 3 Luyện tập thể dục thể thao thƣờng xuyên 31,5 62,7

4 Không nên chơi với bạn khác giới 33,9 14,7 5 Không quan hệ tình dục ở lứa tuổi

HS THCS

68.6 87.5

6 Không quan hệ tình dục bừa bãi 73,1 91,7 7 Rèn luyện những phẩm chất đặc

trƣng thuộc giới mình

90

Qua bảng trên cho thấy, sự lựa chọn của học sinh về những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa đầu thực nghiệm và sau thực nghiệm. Sau thực nghiệm học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì. Những việc làm đúng nhƣ: “Vệ sinh thân thể sạch sẽ” đầu TN là 48,7 %, sau TN tăng lên 76,3 %.“Luyện tập thể dục thể thao thƣờng xuyên” đầu TN 31,5% , sau TN tăng lên 62,7 % “Không quan hệ tình dục ở lứa tuổi HS THCS” đầu TN 68.6%, sau TN tăng lên 87.5 % “Không quan hệ tình dục bừa bãi” đầu TN 73,1%, sau TN tăng lên 91,7%. “Rèn luyện những phẩm chất đặc trƣng thuộc giới mình” đầu TN 46.2%, sau TN tăng lên 61,3%. Tuy nhiên đầu TN có 37,2% học sinh cho rằng “Cần có ngƣời yêu để chứng tỏ mình đã trƣởng thành”, sau TN chỉ còn 16,1%, đầu TN có 33,9% cho rằng “Không nên chơi với bạn khác giới” sau TN còn 14,7%. Nhƣ vậy, biện pháp tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã nâng cao nhận thức của học sinh THCS về những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì, từ đó giúp HS biết cách giữ gìn sức khỏe sinh sản của bản thân và có thái độ đúng đắn, tích cực trong vấn đề tình yêu, tình dục và trong quan hệ với ngƣời khác giới.

Nhƣ vậy, kết quả thực nghiệm đã cho thấy các biện pháp tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân đã có tác động tích cực làm thay đổi về nhận thức của học sinh về các phẩm chất đặc trƣng thuộc giới nam và giới nữ, những việc bản thân có thể làm để xây dựng gia đình hạnh phúc, thời điểm nên có quan hệ tình dục, những dấu hiệu sinh lý bình thƣờng của tuổi dậy thì, những việc cần làm khi đến tuổi dậy thì. Từ đó, có thể khẳng định, biện pháp tích hợp giáo dục giới tính trong môn Sinh học và Giáo dục công dân đƣợc đề xuất đã có những hiệu quả nhất định, có thể áp dụng vào thực tiễn dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân tại các trƣờng THCS.

91

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân ở trƣờng THCS, chúng tôi đƣa ra các biện pháp sau:

1. Tăng cƣờng sự chỉ đạo và phát triển chƣơng trình dạy học môn học theo hƣớng tích hợp với nội dung giáo dục giới tính

2. Xây dựng quy trình bài giảng tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân

3. Tổ chức hoạt động ngoại khóa môn Sinh học và Giáo dục công dân theo hƣớng tích hợp nội dung giáo dục giới tính

Ba biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi nhà trƣờng, cán bộ giáo viên cần thực hiện đồng bộ cả 3 biện pháp để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục giới tính đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Sinh học và Giáo dục công dân trong trƣờng THCS

Kết quả thực nghiệm cho thấy sau khi tích hợp nội dung giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân học sinh đã có nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về vấn đề giới, giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, từ đó sẽ giúp các em hình thành những hành vi, thái độ tích cực trong vấn đề này.

92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân là sự kết hợp một cách có hệ thống kiến thức giáo dục giới tính với kiến thức môn Sinh học và Giáo dục công dân thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí thuyết và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong bài học. Trong đó, nội dung chủ yếu của bài học hay một phần nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục giới tính.

2. Việc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân cần đƣợc thực hiện ở mức độ toàn phần tức là: Mục tiêu và nội dung giáo dục giới tính phù hợp hoàn toàn với nội dung bài học môn Sinh học và Giáo dục công dân. Ở mức độ này một phần nội dung của môn Sinh học và Giáo dục công dân chính là nội dung giáo dục giới tính đƣợc đƣa vào chƣơng trình và sách giáo khoa. Ở đây nội dung giáo dục giới tính có thể là một chủ đề hay một số bài học trọn vẹn.

3. Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân cần tìm ra phƣơng pháp phù hợp để giúp HS luôn tích cực, chủ động, hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo và hoạt động độc lập. Trong đó, phƣơng pháp làm sáng tỏ giá trị đƣợc xem là có hiệu quả và mới mẻ hơn cả.

Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân là hình thức cơ bản nhất, phù hợp nhất, có điều kiện thuận lợi trong

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 93 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)