Nguyên tắc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 151)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4.7. Nguyên tắc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và

Ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung nhƣ: tính khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… cần phải chú ý những vấn đề sau:

Nội dung giáo dục giới tính có liên quan đến nội dung môn sinh học và giáo dục công dân, việc lồng ghép nội dung giáo dục giới tính làm cho nội dung của môn học thêm phong phú, găn chặt với cuộc sống.

Nội dung lồng ghép giáo dục giới tính vào môn sinh học và giáo dục công dân không làm mất hoặc giảm tính khoa học của môn học mà tăng cƣờng tính khoa học, tính thực tiễn.

Việc lồng ghép cần đƣợc tiến hành một cách tự nhiên, không gò bó, bảo đảm đƣợc điều này tức là góp phần bảo đảm hiệu quả của việc giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học. Giáo dục giới tính phải gắn liền với việc giáo dục và hình thành nếp sống sinh hoạt lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. Cần phải xác định rằng, đó là một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính phải đƣợc thực hiện một cách toàn diện cả về sinh lí giới tính, tâm lí giới tính, thẩm mĩ giới tính, xã hội giới tính. Không nên chỉ tập trung vào những vấn đề sinh lí tính dục mà coi nhẹ các vấn đề tâm lí xã hội giới tính. Phải kết hợp việc giảng dạy tri thức khoa học với việc hình thành thái độ đúng đắn. Khi giảng dạy những “vấn đề nhạy cảm”, không nên chỉ tập trung mô tả các sự kiện, hiện tƣợng một cách “trần trụi”, “sống sƣợng”, mà cần chú ý kết hợp với việc hình thành ý thức đạo đức, phê phán những biểu hiện sai trái. Phải kết hợp việc truyền thụ những tri thức lí luận với những kiến thức thực tiễn nhất là những vấn đề thực tiễn trong đời sống sinh hoạt của thanh niên, học sinh. Giáo dục giới tính phải đƣợc thực hiện một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, của yêu cầu giáo dục đặc trƣng thích hợp với đối tƣợng, phải phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân ở trường THCS

1.4.8.1. Về chương trình đào tạo.

Để tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn sinh học và giáo dục công dân đạt hiệu quả cao thì cần nghiên cứu và thử nghiệm đồng bộ cả về chƣơng trình và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chƣơng trình môn học và vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp tích hợp với những kiến thức về giáo dục giới tính. Cần tăng cƣờng các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ đề. Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lƣợng hoạt động học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, có nội dung vận dụng kiến thức liên môn. Nhƣng hiện nay chƣơng trình đào tạo vẫn chƣa đƣợc thay đổi để phù hợp với dạy học tích hợp. Lƣợng kiến thức trong mỗi môn học quá nhiều mà thời gian giảng dạy trên lớp thì có hạn nên việc tích hợp thêm các nội dung có liên quan không thực hiện đƣợc nhiều. Vì vậy, xây dựng chƣơng trình tích hợp cần đảm bảo sự tích hợp về mục tiêu, nội dung, kiểm tra đánh giá, những kĩ năng cốt lõi cần hình thành cho học sinh, đa dạng về phƣơng pháp dạy học và chú trọng vào sự tham gia tích cực của học sinh.

Trong dạy học tích hợp, SGK cần có những nội dung mang tính hƣớng dẫn cơ bản đến các thao tác cho giáo viên và học sinh; nhƣ xác định mục tiêu, chủ đề tích hợp, kĩ năng cơ bản; lời nói đầu giới thiệu cấu trúc các mạch nội dung, cách học, đặc thù, cách tìm kiếm thông tin... SGK nên có danh mục các từ khóa, thuật ngữ, khái niệm cốt lõi hƣớng dẫn đánh giá, hƣớng dẫn tái tạo lại kiến thức đã học từ các môn học liên quan. Nhƣng thực tế hiện nay cho thấy số lƣơng tài liệu hƣớng dẫn về giảng dạy tích hợp còn quá ít, giáo viên không đƣợc thƣờng xuyên tập huấn nên chƣa biết cách tổ chức giảng dạy theo hƣớng tích hợp, chƣa tự giác trong việc khai thác, tổ chức dạy học tích hợp nên hiệu quả giảng dạy chƣa cao, chƣa khai thác hết tiềm năng môn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đánh giá kết quả học tập cần nhấn mạnh vào quá trình tiến bộ của học sinh và tài liệu dạy học không bị bó hẹp trong tài liệu SGK. Việc lựa chọn nội dung cần chú ý hơn đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi hơn với cuộc sống của HS; tránh sự lệ thuộc quá lớn vào logic của khoa học bộ môn làm cho kiến thức đƣa vào nhà trƣờng quá mang tính hàn lâm, nặng nề....

1.4.8.2. Về cơ sở vật chất.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới các phƣơng pháp giảng dạy ở nhiều trƣờng THCS chƣa đảm bảo. Thực tế giáo dục Việt Nam cho thấy, còn rất nhiều trƣờng phổ thông còn chƣa có các phòng học và các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn nên việc đầu tƣ riêng cho giáo dục giới tính lại càng khó khăn hơn nhiều.

Tích hợp nội dung giáo dục giới tính thông qua các kiến thức môn sinh học và giáo dục công dân tức là cần có sự kết hợp lý thuyết và thực hành, cần bố trí hợp lý các phòng học để khi dạy một kỹ năng nào đó, giáo viên dạy kiến thức chuyên môn đến đâu, thực hành kỹ năng ngay sau đó. Cả hai hoạt động này đƣợc thực hiện tại cùng một địa điểm. Nhƣng trên thực tế hiện nay các phòng học tại các trƣờng THCS có diện tích nhỏ, thiếu trang thiết bị cần thiết để thực hành các kỹ năng tại lớp học. Điều này gây khó khăn cho việc dạy học tích hợp. Do vậy, nơi dạy học tích hợp cần phải có đầy đủ máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy; Có diện tích đủ lớn để vừa dạy học lý thuyết, vừa có thể bố trí máy móc thiết bị để dạy thực hành.

1.4.8.3. Về đội ngũ giáo viên

Khi tiến hành dạy học môn sinh học và giáo dục công dân có tích hợp kiến thức về giáo dục giới tính giáo viên chƣa xác định đƣợc nội dung cũng nhƣ mục tiêu giáo dục cần đƣợc tích hợp trong môn học. Việc dạy học tích hợp không đơn giản vì từ lâu các trƣờng sƣ phạm chỉ quen đào tạo giáo viên dạy các môn học riêng rẽ, vì vậy họ chƣa có phƣơng pháp, kĩ năng để khai thác những nội dung tích hợp, dẫn đến việc tích hợp chƣa thật sự hiệu quả. Đội ngũ GV hiện nay chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu để tổ chức giảng dạy theo hƣớng tích hợp và việc dạy tích hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại không diễn ra thƣờng xuyên, GV chƣa tự giác trong việc khai thác, tổ chức dạy học tích hợp nên hiệu quả giảng dạy chƣa cao, chƣa khai thác hết tiềm năng môn học. Cả GV và HS đều chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của dạy học tích hợp giáo dục giới tính. GV và HS đều dè dặt, ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề "tình dục" - vấn đề thầm kín, tế nhị. Hơn nữa nội dung giới tính lại không có trong nội dung thi, kiểm tra nên cả thày và trò đều xem nhẹ.

Điều này cho thấy sự cần thiết phải tác động đến việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên. Việc đào tạo giáo viên dạy các môn học tích hợp đòi hỏi phải thiết kế lại chƣơng trình đào tạo giáo viên về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị đào tạo. Việc dạy học tích hợp ở các trƣờng không chỉ liên quan với việc thiết kế nội dung chƣơng trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, đổi mới phƣơng pháp dạy và học, thay đổi việc đánh giá, kiểm tra, thi.

1.4.8.4. Dư luận xã hội

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á nên đạo đức, lối sống chịu ảnh hƣởng nhiều của quan điểm nho giáo. Chúng ta cho rằng vấn đề tình dục là vấn đề tế nhị, thầm kín, nên ngại đƣa vào bài giảng. Mặt khác, nhiều ý kiến còn cho rằng không nên "vẽ đƣờng cho hƣu chạy" do đó, HS phải tự tìm hiểu về những vấn đề này. Đây cũng là những lí do khiến giáo dục giới tính ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và chƣa thực sự có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn đƣợc đề cập trong các môn học đó.

Dạy học tích hợp là một cách trình bày các khái niệm và các nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tƣ tƣởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con ngƣời nhằm giúp họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính góp phần phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với GT.

Tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDGT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí thuyết và thực tiễn đƣợc đề cập đến trong bài học.

Qua phân tích nội dung chƣơng trình Sinh học và Giáo dục công dân THCS có thể kết luận: Nội dung giáo dục giới tính có thể đƣợc lồng ghép, tích hợp trong kiến thức môn Sinh học và giáo dục công dân. Vì vậy, giáo dục giới tính cho HS THCS đƣợc tiến hành theo hƣớng tiếp cận tích hợp nội dung trong dạy học môn Sinh học và Giáo dục công dân.

Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân ở trƣờng THCS có ý nghĩa quan trọng: Cung cấp cho HS những kiến thức về giới tính, tình yêu, tình bạn, sức khỏe sinh sản vị thành niên, hôn nhân, gia đình..., đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực tƣ duy, bồi dƣỡng thế giới quan duy vật biện chứng, giúp học sinh biết liên hệ các kiến thức trọng tâm, cơ bản một cách có hệ thống và vận dụng chúng vào thực tiễn, từ đó tạo đƣợc hứng thú cho học sinh, đồng thời nâng cao chất lƣợng dạy học sinh học và môn giáo dục công dân. Giúp học sinh phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, biết vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phƣơng pháp của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khối lƣợng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại nhằm góp phần quan trọng vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh, giúp các em giải thích những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể ở lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời góp phần vào việc giáo dục dân số và sự phát triển xã hội hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC

SINH TRUNG HỌC SƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm xác định thực trạng nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính, tình yêu, tình bạn, sức khỏe sinh sản và thực trạng hoạt động giảng dạy tích hợp giáo dục giới tính ở trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát nhận thức của học sinh THCS về vấn đề giới, giới tính, tình yêu, tình bạn, sức khỏe sinh sản đồng thời tìm hiểu nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THCS và thực trạng hoạt động giảng dạy có tích hợp nội dung giáo dục giới tính ở trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Học sinh ở trƣờng THCS Gia Sàng thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên và trƣờng THCS Giang Tiên thuộc địa bàn Huyện Phú Lƣơng – Thái Nguyên. Mỗi trƣờng đều có 4 khối từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi khối có 4 lớp từ A1 - A4. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên mỗi khối một lớp để tiến hành khảo sát.

Bảng 2.1: Tình hình chung về mẫu nghiên cứu

STT Trƣờng Lớp Chung 6 7 8 9 1 THCS Gia Sàng 31 33 30 29 123 2 THCS Giang Tiên 28 30 29 32 119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung ở cả hai trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên đều đã đƣợc xây dựng và trƣởng thành với đội ngũ cán bộ, giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ, chất lƣợng giáo dục – đào tạo ngày càng đƣợc nâng cao. Vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh THCS đã đƣợc nhà trƣờng chú ý tới nhƣng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Giáo dục giới tính mới chỉ dừng lại ở việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng hai phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp điều tra bằng ANKET và phƣơng pháp phỏng vấn.

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Nhận thức của học sinh THCS về vấn đề giáo dục giới tính.

2.2.1.1. Nhận thức của học sinh THCS về giới

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 242 học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi vai trò của ngƣời ngƣời mẹ trong gia đình là gì, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh THCS về giới

ST T Các ý kiến THCS Gia Sàng THCS Giang Tiên Chung SL % SL % SL % 1 Nội trợ, dọn dẹp nhà cửa 123 100 119 100 242 100 2 Dạy dỗ, chăm lo và giáo dục con

cái

87 70,7 109 91,5 196 80,9

3 Quản lý chi tiêu trong gia đình 58 47,1 64 53,7 122 50,4 4 Giữ gìn êm ấm hòa thuận trong

gia đình

38 30,8 51 42,8 89 36,7

5 Lao động tạo ra của cải vật chất cho gia đình

36 29,2 15 12,6 51 21

6 Quản lý cuộc sống gia đình 28 22,7 12 10 40 16,5 7 Trụ cột 14 11,3 7 5,8 21 8,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng, phần lớn các em học sinh THCS đều nhận thức đúng đắn về vai trò của ngƣời mẹ trong gia đình. Điều này thể hiện ở việc 100% học sinh lựa chọn công việc “Nội trợ, dọn dẹp nhà cửa”, 80,9% lựa chọn “Dạy dỗ, chăm lo và giáo dục con cái”, 50,4% lựa chọn “Quản lý chi tiêu trong gia đình” và 36,7% lựa chọn “Giữ gìn êm ấm hòa thuận trong gia đình” Lựa chọn này của các em hoàn toàn phù hợp với truyền thống của ngƣời Việt Nam ta từ xa xƣa đó là quan niệm "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Ngƣời phụ nữ trong gia đình giữ vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, là những ngƣời vợ, ngƣời mẹ mẫu mực, là nền tảng của sự hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, vẫn còn đến 21% học sinh cho rằng vai trò của ngƣời mẹ trong

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 46 - 151)