Các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.2.4. Các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi: “Hình thức nào đã đƣợc sử dụng để giáo dục giới tính cho học sinh THCS”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.10: Các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS

ST

T Các hình thức

Thƣờng xuyên

Đôi khi Chƣa thực hiện SL % SL % SL % 1 Tích hợp thông qua các môn học có

liên quan

3 15 6 30 11 55

2 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

10 50 6 30 4 20

3 Thông qua câu lạc bộ, tƣ vấn cho học sinh ngoài giờ học

4 20 6 30 10 50

4 Hoạt động ngoại khóa theo môn học

6 30 10 50 6 20

61

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, giáo viên đã thực hiện khá đầy đủ các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi hình thức có các mức độ khác nhau.

Với mức độ thƣờng xuyên thì có hình thức “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” đƣợc lựa chọn nhiều nhất chiếm 50%, tiếp đến là hình thức “Hoạt động ngoại khóa theo môn học” chiếm 30%. Đây là hai hình thức giáo dục giới tính diễn ra phổ biến nhất ở các trƣờng phổ thông hiện nay. Các nội dung giáo dục giới tính sẽ đƣợc đƣa vào các buổi giao lƣu văn nghệ, tọa đàm, sinh hoạt, ngoại khóa… để truyền tải tới học sinh các kiến thức về giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản. Nhà trƣờng thƣờng xuyên sử dụng hình thức này là vì đó là một sân chơi vừa giúp học sinh có thời gian thƣ giãn sau những giờ học căng thẳng, vừa cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết về giới tính. Tuy nhiên, hình thức này không thể tổ chức thƣờng xuyên nhƣ việc dạy học trên lớp mà chỉ đƣợc tổ chức một vài buổi trong năm học với thời lƣợng ngắn vì vậy số lƣợng kiến thức các em đƣợc cung cấp không nhiều.

Với mức độ đôi khi thì có hình thức “Hoạt động ngoại khóa theo môn học” đƣợc lựa chọn nhiều nhất chiếm 50%. Với mỗi môn học sẽ tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ đề có liên quan đến bài học nào đó. Hình thức này sẽ giúp học sinh vừa có thời gian thƣ giãn, vừa hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học có liên quan nhƣng số lƣợng các buổi ngoại khóa thƣờng ít nên lƣợng kiến thức giáo dục giới tính không đƣợc nhiều.

Với mức độ chƣa thực hiện thì có hình thức “Tích hợp thông qua các môn học có liên quan” chiếm 55%. Đây là hình thức giáo dục giới tính đang đƣợc áp dụng tại nhiều nƣớc phát triển trên thế giới vì việc tích hợp trong dạy học các môn học có ƣu thế sẽ mang lại nhiều lợi ích nhƣ giảm bớt lƣợng kiến thức giữa các môn học trùng lặp, không cần thiết, quá khó, giúp học sinh áp dụng đƣợc nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức, tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích

62

cực đối với học sinh. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chƣa đƣợc áp dụng thƣờng xuyên có thể là do giáo viên thiếu phƣơng pháp tích hợp phù hợp, thiếu tài liệu hƣớng dẫn hoặc chƣa đƣợc tập huấn kỹ về kỹ năng này.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)