Nhận thức của học sinh THCS về tình yêu

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 151)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.3. Nhận thức của học sinh THCS về tình yêu

Do sống trong thời đại mới - công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển, các mối quan hệ đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều so với trƣớc đây nên quan niệm về tình yêu của học trò cũng rất xa. Ngày nay, tình yêu ở tuổi VTN không còn xa lạ với các em. Chỉ tính riêng tháng 5/ 2002, trong số 285 cuộc gọi cho chƣơng trình Tƣ vấn tâm lý - tình cảm qua tổng đài 1080 đã có 178 cuộc gọi hỏi về những vấn đề liên quan tới tình bạn khác giới. Điều này càng đƣợc khẳng định khi đƣợc hỏi: "Em đã có ngƣời yêu chƣa" số HS của cả hai trƣờng trả lời có chiếm tỷ lệ khá cao cụ thể nhƣ sau:

Trƣờng THCS Gia Sàng: 40.8% Trƣờng THCS Giang Tiên: 35.8%

Số này đã minh chứng khá rõ cho chúng ta rằng ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu có tình cảm yêu đƣơng. Mặc dù đã có ngƣời yêu nhƣng liệu các em có thể hiểu khái niệm tình yêu nhƣ thế nào hay đơn thuần các em cảm thấy rằng bạn khác giới quan tâm đến mình thì đƣợc gọi là tình yêu.

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 242 học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi “Bạn hiểu thế nào về tình yêu”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh THCS về vấn đề tình yêu

ST T Các ý kiến THCS Gia Sàng THCS Giang Tiên Chung SL % SL % SL % 1 Có sự chân thành, tin tƣởng, đồng cảm với nhau 92 74,7 86 72,2 178 73,5

2 Tôn trọng ngƣời mình yêu, tôn trọng bản thân

47 33,3 41 34,4 88 36,3

3 Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới

44 35,7 39 32,7 83 34,2

4 Là sự thân thiết giữa hai ngƣời khác giới

38 30,8 34 28,5 72 29,7

5 Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai ngƣời

23 18,6 15 12,6 38 15,7

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi học sinh, câu hỏi số 2)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng đa số học sinh THCS đã có nhận thức đúng đắn về tình yêu ở lứa tuổi học trò, thể hiện ở việc có đến (73,5 %) học sinh cho rằng tình yêu đó là: "Có sự chân thành, tin tƣởng, đồng cảm với nhau". Các em cho rằng, khi cả hai ngƣời cùng xây dựng tình yêu đẹp, họ thƣờng chia sẻ với nhau mọi điều, quan tâm đến nhau, mọi niềm vui cũng nhƣ nỗi buồn và cả những lo toan, suy nghĩ. Đây là nhận thức hoàn toàn đúng đắn về tình yêu, điều này không chỉ mang lại hạnh phúc trong hiện tại mà còn giúp các em có cơ sở vững chắc để gắn bó tình cảm lâu dài giữa hai ngƣời trong tƣơng lai.

Ý kiến "Tôn trọng ngƣời mình yêu, tôn trọng bản thân mình" đƣợc các em lựa chọn khá nhiều 36,3 %. Các em có lựa chọn nhƣ vậy có thể là vì mỗi con ngƣời đều có cá tính riêng, không ai giống ai. Và bản thân mỗi một cá nhân lại có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, không ai có thể sống một mình độc lập với thế giới bên ngoài và không có một mối quan hệ nào. Do đó, khi yêu là phải tôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trọng ngƣời mình yêu, tức là tôn trọng những mối quan hệ của ngƣời yêu, sống cuộc sống của ngƣời mình yêu để có thể hiểu đƣợc ngƣời yêu. Tôn trọng ngƣời yêu cũng tức là tôn trọng bản thân mình, mình phải sống "là mình" để có thể thực sự chân thành với ngƣời mình yêu và cùng nhau xây dựng một tình yêu đẹp, trong sáng.

Ý kiến "Là sức lôi cuốn đặc biệt bởi vẻ đẹp của bạn khác giới" có 34,2% học sinh lựa chọn. Có em nam thẳng thắn bày tỏ rằng: "Tình yêu là khi các bạn nam nhìn thấy một bạn nữ rất xinh đẹp làm các bạn ấy rung động”

Tuy nhiên vẫn có học sinh lựa chọn ý kiến cho rằng tình yêu “Là sự thân thiết giữa hai ngƣời khác giới” có đến 29,7% và ý kiến tình yêu "Đơn thuần chỉ là QHTD giữa hai ngƣời" có 15,7%. Đây là quan niệm không đúng đắn về tình yêu, có thể là do các em chƣa hiểu đƣợc bản chất thật sự của tình yêu nên mới chỉ nhận thức rất đơn giản. Điều này sẽ làm cho các em có những suy nghĩ và hành động tiêu cực trong vấn đề tình yêu và tình bạn khác giới.

Xét theo trƣờng có thể thấy rõ học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên đều có tỉ lệ lựa chọn tƣơng đối đều nhau, trƣờng THCS Gia Sàng có cao hơn nhƣng không đáng kể. Thể hiện ở ý kiến “Có sự chân thành, tin tƣởng, đồng cảm với nhau” THCS Gia Sàng là 74,7%, THCS Giang Tiên là 72,2%. Ý kiến “Tôn trọng ngƣời mình yêu, tôn trọng bản thân” THCS Gia Sàng là 33,3%. THCS Giang Tiền là 34,4%.

2.2.1.4. Nhận thức của học sinh THCS về QHTD trước hôn nhân

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 242 học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi quan điểm về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.5: Quan điểm của học sinh THCS về quan hệ tình dục trước hôn nhân

Các ý kiến THCS Gia Sàng THCS Giang Tiên Chung Đồng ý Phân vân Không

đồng ý

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Không nên QHTD trƣớc khi

cƣới 68 55,2 18 14,6 37 30 87 73,1 19 15,9 13 10,9 155 64 37 15,2 50 20,6 Có thể QHTD ở tuổi học trò

miễn là không có thai 14 11,3 27 21,9 82 66,6 11 9,2 18 15,1 90 75,6 25 10,3 45 18,5 172 71 Có thể quan hệ tình dục miễn

là sẽ lấy nhau 18 14,6 24 19,5 81 65,8 13 10,9 21 17,6 85 71,4 31 12,8 45 18,5 166 68,5 Không quan trọng nếu thật sự

yêu nhau 19 15,4 27 21,9 77 62,6 9 7,5 17 14,2 93 78,1 28 11,5 44 18,1 170 70,2

51

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng quan điểm của HS THCS về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân rất nghiêm túc, đúng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục của ngƣời Việt Nam ta từ xƣa đến nay. Điều đó đƣợc thể hiện qua những số liệu sau: có 64 % số HS đồng ý rằng: “Không nên QHTD trƣớc hôn nhân”, 71% học sinh không đồng ý với ý kiến “Có thể QHTD ở tuổi học trò miễn là không có thai”. Nhƣ vậy có thể thấy rằng lứa tuổi VTN đã sớm nhận biết và có cách nhìn đúng đắn, chuẩn mực tốt để sẵn sàng bƣớc vào cuộc sống hôn nhân gia đình trong tƣơng lai. Đánh giá một cách tổng thể thì những ý kiến của VTN về vấn đề này cũng rất gần gũi với quan niệm truyền thống. Vì theo quan niệm truyền thống của ngƣời Việt Nam sẽ không thể đồng ý nếu có QHTD trƣớc hôn nhân đƣợc, các em đã đƣợc nhận thức khá sâu sắc vấn đề này từ khi còn bé vì vậy đã có suy nghĩ đúng đắn và tỏ thái độ dứt khoát.

Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đồng ý hoặc phân vân trƣớc các ý kiến cho rằng có thể QHTD trƣớc khi cƣới nhƣng đều nhận đƣợc sự đồng ý thấp: "Có thể QHTD trƣớc hôn nhân miễn là không có thai" chiếm 10.3% , "Có thể có QHTD ở lứa tuổi học trò miễn là không có sẽ cƣới nhau" chiếm 12,8 % và "Không quan trọng nếu cả hai cùng thích" chiếm 11,5 %. Tỷ lệ HS phân vân trƣớc quan niện: "Có thể có QHTD miễn là sẽ lấy nhau và miễn là không có thai" (chiếm 18,5 %), "Không quan trọng nếu cả hai cùng thích" (chiếm 18,1 %). Điều này chứng tỏ đã có một lực lƣợng không nhỏ các em muốn sống theo trào lƣu hiện đại. Quan niệm truyền thống không đƣợc các em đánh giá cao. Khi đƣợc hỏi: Vì sao em lại phân vân trƣớc những quan niệm trên thì đƣợc biết các em đều cho rằng lứa tuổi VTN đã là ngƣời lớn và hiện nay theo xu hƣớng hội nhập cùng các nƣớc Phƣơng tây thì các em có quyền tự do yêu đƣơng và có quyền thể hiện tình yêu của mình với bạn khác giới vì vậy vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân là rất bình thƣờng. Điều này là do lứa tuổi VTN đã bị ảnh hƣởng bởi các nên văn hóa Phƣơng Tây, các em cho rằng bây giờ xã hội phát triển hơn nên cách suy nghĩ

52

cũng phải "thoáng" hơn, nhƣng sở dĩ các em vẫn còn phân vân là do các em vẫn còn "sợ" những ràng buộc của chuẩn mực đạo đức của ngƣời Việt Nam.

Xét theo trƣờng có thể nhận thấy học sinh trƣờng THCS Giang Tiên có tỉ lệ nhận thức đúng về QHTD trƣớc hôn nhân cao hơn so với THCS Gia Sàng. Điều này thể hiện ở ý kiến: “Không nên QHTD trƣớc hôn nhân” tỉ lệ học sinh đồng ý ở trƣờng THCS Giang Tiên là 73,1%, THCS Gia Sàng là 55,2%. Với ý kiến “Có thể QHTD trƣớc hôn nhân miễn là không có thai” tỉ lệ đồng ý của trƣờng THCS Giang Tiên là 11,3%, THCS Gia Sàng là 9,2%. Điều này có thể là do học sinh trƣờng THCS Gia Sàng sống ở trung tâm thành phố nên các em có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt là internet phát triển rất mạnh nhƣ hiện nay nên các em có suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề QHTD trƣớc hôn nhân, các em cho rằng nếu đã yêu nhau thì việc QHTD là điều đƣơng nhiên. Còn học sinh trƣờng THCS Giang Tiên sống ở vùng nông thôn, các em ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thông tin và đặc biệt và quan niệm của gia đình, làng xóm về vấn đề này rất nghiêm khắc nên các em có nhận thức đúng đắn hơn về QHTD trƣớc hôn nhân.

2.2.1.5. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 242 học sinh trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.6: Nhận thức của HS THCS về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính ST T Các ý kiến THCS Gia Sàng THCS Giang Tiên Chung SL % SL % SL % 1 Rất quan trọng 53 43 57 47,8 110 45,4 2 Quan trọng 34 27,6 42 35,2 76 31,4 3 Bình thƣờng 29 23,5 16 13,4 45 18,5 4 Không quan trọng 7 5,6 4 3,3 11 4,5

(Nguồn: Kết quả xử lý phiếu hỏi học sinh, câu hỏi số 12)

53

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, đa số các em học sinh THCS tỉnh Thái Nguyên đều đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính trong nhà trƣờng. Thể hiện ở việc có đến 45,4% học sinh cho rằng việc giáo dục giới tính là “Rất quan trọng”, 31,4% cho rằng “Quan trọng”. Đây là nhận thức hoàn toàn đúng đắn. Xã hội ngày càng phát triển với công cuộc hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực cũng có những tác động tiêu cực ảnh hƣởng xấu đến nhận thức, tình cảm và thái độ của giới trẻ hiện nay. Bởi vậy các em cần có đƣợc giáo dục một cách có hệ thống, toàn vẹn các nội dung giáo dục giới tính. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính đó giúp cho học sinh hình thành các phẩm chất giới, giới tính, có những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngƣời khác giới, khả năng làm chủ bản thân, có hiểu biết và làm chủ quá trình sinh sản, biết bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, có kỹ năng lao động phù hợp với nghề nghiệp mang đặc thù giới, giáo dục cho học sinh có thái độ tích cực, lịch sự trong quan hệ với ngƣời khác giới và tự hoàn thiện những phầm chất thuộc giới mình nhằm trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để bƣớc vào cuộc sông tƣơng lai nên đa số các em đã chọn ý kiến “Rất quan trọng” và “Quan trọng”

Tuy nhiên, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ học sinh chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trong của việc giáo dục giới tính. Có 18,5 % học sinh cho rằng việc giáo dục giới tính là “Bình thƣờng” và có 4,5 % học sinh cho rằng “Không quan trọng” Có thể là do các em nghĩ mình đã biết rõ về các nôị dung giáo dục giới tính rồi nên không cần đƣợc giáo dục nữa. Việc nhận thức chƣa đúng đắn này sẽ làm khiến các em có những suy nghĩ và hành động tiêu cực trong vấn đề giới, giới tính, tình yêu, tình dục và trong quan hệ với bạn khác giới, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng thƣờng xuyên xảy ra là các em đều “làm liều”, thích gì, nghĩ gì là làm chứ không nghĩ tới hậu quả sau này.

54

Xét theo trƣờng có thể nhận thấy trƣờng THCS Giang Tiên có tỉ lệ nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cao hơn so với trƣờng THCS Gia Sàng. Với ý kiến “Rất quan trọng” trƣờng THCS Giang Tiên có 47,8 % học sinh lựa chọn, trƣờng THCS Gia Sàng có 43 %, với ý kiến :Quan trọng” trƣờng THCS Giang Tiên có 35,2 % ,trƣờng THCS Gia Sàng có 27,6 % học sinh lựa chọn. Điều này cho thấy học sinh trƣờng THCS Giang Tiên có nhận thức và nhu cầu cần đƣợc giáo dục giới tính cao hơn, có thể là do các em ít có điều kiện đƣợc tự tìm hiểu và tiếp xúc với các nội dung giáo dục giới tính, do ở nông thông nên quan niệm của mọi ngƣời về vấn đề giáo dục giới tính vẫn còn rất khắt khe, phần lớn ngƣời dân vẫn quan niệm nếu dạy cho con em mình hay học sinh những vấn đề về giới tính hay sức khỏe sinh sản sẽ là “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”, tức là dẫn dắt cho các em làm những „chuyện ngƣời lớn” vì vậy, các em đều không biết đƣợc những biểu hiện của sự phát triển giới tính bình thƣờng ở con ngƣời hay về quá trình sinh sản, cách bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân mình. Mà ở lứa tuổi vị thành niên các em đã bắt đầu có sự phát triển của giới tính nên thƣờng rất tò mò, muốn khám phá và tìm hiểu về nhiều thứ, đặc biệt là về vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản. Còn học sinh trƣờng THCS Gia Sàng sống ở thành phố, có sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các em có thể tự mình tìm hiểu về các vấn đề về giáo dục giới tính trên đó nên nghĩ rằng không cần đến việc giáo dục giới tính trong nhà trƣờng. Và ở thành phố nên quan niệm của mọi ngƣời về vấn đề giáo dục giới tính cũng thoáng hơn, các em đƣợc bố mẹ, anh chị, thầy cô dạy bảo những vẫn đề về giới tính trong mọi tình huống.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động giảng dạy tích hợp ở trƣờng THCS.

2.2.2.1. Mục tiêu giáo dục giới tính trong trường THCS

Thông qua khảo sát chính thức bằng phiếu hỏi với 20 giáo viên trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên với câu hỏi “Giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm thực hiện mục tiêu gì?”, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

55

Bảng 2.7: Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh THCS

Mục tiêu Số lƣợng Tỉ lệ (%) Học sinh có những hiểu biết về giới

và giới tính, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản 16 80 Hình thành cho học sinh các phẩm chất giới tính 13 65 Có thái độ tích cực trong vấn đề

tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản 10 50 Hình thành cho học sinh có những

kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngƣời khác giới

8 40

Tự bảo vệ, giữ gìn sức khỏe sinh

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học môn sinh học và giáo dục công dân cho học sinh Trung học Cơ sở tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)