8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.2.2. Nguyên nhân của những mặt tồn tại
Nguyên nhân khách quan có ba nguyên nhân cơ bản:
Một là: Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới các phƣơng pháp giảng dạy ở nhiều trƣờng THCS chƣa đảm bảo. Thực tế giáo dục Việt Nam cho thấy, còn rất nhiều trƣờng phổ thông còn chƣa có các phòng học và các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn nên việc đầu tƣ riêng cho giáo dục giới tính lại càng khó khăn hơn.
72
chịu ảnh hƣởng nhiều của quan điểm nho giáo. Chúng ta cho rằng vấn đề tình dục là vấn đề tế nhị, thầm kín, nên ngại đƣa vào bài giảng. Mặt khác, nhiều ý kiến còn cho rằng không nên "vẽ đƣờng cho hƣu chạy" do đó, HS phải tự tìm hiểu về những vấn đề này. Đây cũng là những lí do khiến giáo dục giới tính ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn và chƣa thực sự có hiệu quả.
Ba là: Nội dung, hình thức giáo dục giới tính ở trƣờng THCS tuy đã đƣợc đổi mới theo hƣớng ngày càng đa dạng và phong phú song vẫn chƣa sâu sắc, triệt để và toàn diện. Mặc dù nội dung đƣa ra rất đầy đủ nhƣng tiến hành triển khai thì còn sơ sài và mang tính hình thức. Chƣơng trình giáo dục giới tính chƣa đƣợc xây dựng thành nội dung độc lập, có hệ thống mà vẫn chỉ lồng ghép rời rạc trong các môn học có liên quan. Việc giáo dục giới tính chƣa có phƣơng pháp phù hợp, thiếu tài liệu hƣớng dẫn, trình độ giáo viên trong vấn đề giáo dục giới tính còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc cung cấp các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh gặp đều khó khăn.
Nguyên nhân chủ quan:
Vấn đề cốt lõi dẫn đến mức độ và hiệu quả tổ chức dạy học tích hợp chƣa cao là do khả năng của GV. Thực tế cho thấy, việc tổ chức giảng dạy theo hƣớng tích hợp còn nhiều khó khăn bởi lẽ:
Thứ nhất: Đội ngũ GV hiện nay chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu để tổ chức giảng dạy theo hƣớng tích hợp và việc dạy tích hợp lại không diễn ra thƣờng xuyên, GV chƣa tự giác trong việc khai thác, tổ chức dạy học tích hợp nên hiệu quả giảng dạy chƣa cao, chƣa khai thác hết tiềm năng môn học, chƣa đƣợc đào tạo sâu về kiến thức, phƣơng pháp cũng nhƣ các hình thức giáo dục giới tính, ít đƣợc tập huấn và cập nhật những thông tin mới về giới tính, sức khỏe sinh sản…
Thứ hai: Cả GV và HS đều chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của dạy học tích hợp giáo dục giới tính. GV và HS đều dè dặt, ngại ngùng khi đề cập đến những vấn đề thầm kín, tế nhị. Hơn nữa nội dung giới
73
tính lại không có trong nội dung thi, kiểm tra nên cả thày và trò đều xem nhẹ. Thứ ba: Do sự thiếu đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục, các tổ chức xã hội, nhà trƣờng và gia đình chƣa thống nhất trong công tác quản lý và tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh THCS. Vì vậy, công tác giáo dục giới tính vẫn chƣa hoàn toàn đƣợc dƣ luận xã hội ủng hộ.
Đã đến lúc chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về lứa tuổi VTN để có thể đề ra những biện pháp đồng bộ và thực sự hiệu quả cho các em trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống nhất là việc GDGT. Cần nhanh chóng gạt bỏ tất cả những quan niệm cổ hủ lạc lậu cho rằng việc giáo dục đó là tế nhị, là khó nói, đƣa việc GDGT tích hợp thông qua các môn học có liên quan hay trở thành một môn học chính khóa, bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
74
Kết luận chương 2
Thông qua khảo sát tại trƣờng THCS Gia Sàng và THCS Giang Tiên cho thấy đa số học sinh đều đã có vốn tri thức nhất định về các vấn đề có liên quan đến SKSS. Trong đó, các nội dung tâm lý, đạo đức, xã hội và pháp lý của vấn đề GDGT đƣợc các em nhận thức tốt hơn các nội dung có liên quan đến sinh lý, cơ chế thụ thai, ngừa thai. Về vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân thì đại đa số học sinh THCS có quan niệm đúng đắn, các em đều cho rằng không nên quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân. Điều này cho thấy, các em có nhận thức phù hợp với quan điểm và đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam ta, không bị ảnh hƣởng của lối sống buông thả cũng nhƣ những tác động xấu của xã hội hiện đại. Sự nhận thức đúng đắn này sẽ giúp các em hình thành các phẩm chất giới, giới tính, có những kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với ngƣời khác giới, khả năng làm chủ bản thân, làm chủ quá trình sinh sản và giúp các nhà giáo dục có cơ sở để đề ra nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục giới tính phù hợp. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể thì nhận thức của HS THCS vẫn còn nhiều hạn chế, sự hiểu biết của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính, đơn giản, phiến diện, chƣa đầy đủ và sâu sắc.
Về thực trạng hoạt hoạt động giảng dạy tích hợp ở trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên thì thông qua khảo sát cho thấy nhà trƣờng đã thực hiện khá đầy đủ các nội dung giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng mỗi nội dung có các mức độ khác nhau. Nội dung giáo dục mới chỉ đề cập nhiều đến các khía cạnh tâm lý, đạo đức, pháp lý, còn các nội dung khác vẫn ít đƣợc chú ý. Nhà trƣờng cũng đã thực hiện khá đầy đủ các hình thức giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhƣng chủ yếu vẫn là những hình thức truyền thống nhƣ tổ chức các buổi giao lƣu, tọa đàm, sinh hoạt… Việc tích hợp giáo dục giới tính thông qua dạy học các môn học có liên quan vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Tuy cũng đã thực hiện các hình thức tích hợp giáo dục giới tính thông qua các môn học có liên quan nhƣng chủ yếu là sử dụng hình thức tích hợp liên hệ, đây là mức độ
75
tích hợp thấp nhất, đƣợc sử dụng phổ biến tại các trƣờng THCS hiện nay nhƣng hiệu quả mang lại của nó không cao, việc giáo dục giới tính mới chỉ mang tính chất “cƣỡi ngựa xem hoa”, chƣa thực sự tác động đến nhận thức và hành vi của học sinh THCS. Việc tích hợp bộ phận vẫn chƣa đƣợc thực hiện vì vậy chƣa phát huy đƣợc hiệu quả thực sự của việc dạy học tích hơp. Khi tiến hành tích hợp giáo dục giới tính thông qua các môn học có liên quan các cán bộ, giáo viên trƣờng THCS tỉnh Thái Nguyên đều gặp những khó khăn nhất định ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình thực hiện dạy học tích hợp. Chủ yếu là những khó khăn về thiếu tài liệu hƣớng dẫn, thiết phƣơng pháp hay những ảnh hƣởng của chƣơng trình đào tạo và cơ sở vật chất.
76
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG
DẠY HỌC MÔN SINH HỌC VÀ GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC SƠ SỞ TỈNH THÁI NGUYÊN