12.HUYỆT ĐÀI ĐOA N:

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 161 - 165)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

11. HUYỆT THƯỢNG TINH:

12.HUYỆT ĐÀI ĐOA N:

a) Phương pháp tìm huyệt:

Dưới Nhơn trung, nơi giữa vành môi, giữa da và niêm mạc giáp lại là vị trí của huyệt (hả miệng điểm huyệt).

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 2 đến 3 phân, có thể dùng kim ba khía xâm cho ra máu. Cấm đốt.

c) Chủ trị:

Động kinh (mửa ra nước bọt), vàng da, miệng ngậm cứng, miệng lở, khát nước nước tiểu đỏ.

d) Tham khảo các sách:

Sách Châm cứu nói: huyệt này trị chứng động kinh, miệng sôi bọt, miệng lở hôi thúi không ai dám lại gần.

Sách Traité d’Acupuncture nói: uống nước nhiều đi tiểu ít, đỏ, miệng sôi bọt, đi tiểu gắt nên dùng huyệt này.

Sách Châm Cứu Học Thực tiển nói: huyệt này trị miệng lở, da vàng.

e) Nhận xét chung:

Huyệt này thuộc Đốc mạch, dùng Đốc mạch trị nước tiểu đỏ nghe qua thật khó hiểu, nhưng trên thực tế Đốc mạch có 3 nhánh thần kinh. Một nhánh từ dưới chạy lên trên, nên bịnh ở dưới lại châm ở phía trên xa thần kinh. Châm huyệt này có tác dụng làm lợi tiểu, đồng thời chứng khát nước, vàng da, nước tiểu đỏ rất thích ứng.

Nơi Nhơn trung có mụt cứng nên dùng kim 3 khía châm nơi huyệt này cho ra máu tức mụt được tan khỏi cần dùng thuốc, chỉ cử ăn thịt heo, trâu , bò, dê, ga vịt và tôm cua, nếu ăn khó cứu nên cẩn thận.

T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học Chương 18 Kỳ Huyệt Và Bí Huyệt (22 x 2) Huyệt Tứ Phùng: a) Phương pháp tìm huyệt:

Nơi bàn tay giữa lóng thứ 2 và thứ 3 có lằn gnang, giữa lằn ngang này là vị trí của huyệt, kể từ ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh và ngón út. Mỗi bên 4 huyệt, hai bên có 8 huyệt.

b) Chủ trị : Trẻ nhỏ bị cam tích

Phàm trẻ con mặt vàng ốm yếu, ăn nhiều bụng to, cuống rún lồi ra, bụng nổi gân xanh, hay khóc, tiêu chảy, nơi ấn đường có gân tía hiện lên là chứng cam tích. Nên dùng kim 3 khía châm nhẹ nơi huyệt này lấy ra nhữnt sợi gân trắng dài lối 2,3 tấc. Theo phương pháp này vài lần chứng cam tích được hết.

Huyệt Thượng Tiên:

Trạch điền mạch, thuộc Bí huyệt. a) Phương pháp tìm huyệt:

Vị trí huyệt này ở dưới xương sống thứ 5 (giữa Tiên cốt và Chỉ cốt).

b) Chủ trị:

Nhức lưng, bịnh trĩ, các chứng bịnh của phụ nữ.

c) Nhận xét chung:

Hơ nóng huyệt này 1 ngày 1 lần, mỗi lần vài phút, trị chứng phong thấp, nhức lưng hoặc lớn tuổi hay nhức xương sống. Dùng pháp trí châm (1,2 ngày đổi kim một lần) những chứng đau lưng nặng theo phương pháp này liên tục 2 hay 3 tuần chẳng những hết bịnh mà bịnh không bao giờ tái phát. Cũng có thể dùng ống giác hơi đều có công hiệu như nhau.

HUYỆT GIÁP PHÙNG: (Tân huyệt) a) Phương pháp tìm huyệt:

Nơi hai xương bả vai giáp lại, để người bịnh ngồi ngay, co hai cùi chỏ lại để ngang lên ghế, nơi xương bả vai có đường gân nổi lên lấy tay nhận xuống hơi đau là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Bảo người bịnh ngồi yên đừng xê dịch, lấy tay dè xuống, tay mặt châm vào dưới Giáp cốt sâu 1 tấc. Những chứng nhức bả vai lâu ngày không nhẹ châm huyệt này 1 lần thì dứt hẳn.

c) Chủ trị:

Thần kinh ở bả vai đau nhức, hoặc phong thấp làm nơi đây nhức mỏi.

d) Nhận xét chung:

Huyệt này từ đời nhà Minh trở về trước chưa khai thác, đến đời nhà Thanh trong quyển Châm cứu có ghi thêm 2 huyệt này, châm sâu 3 phân trị các chứng kể trên rất công hiệu.

Huyệt Lạt Ma: (Tân Kinh huyệt) a) Phương pháp tìm huyệt:

Phía sau lưng, giữa huyệt Kiên trinh và huyệt Khúc viên dưới 2 phân là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 2 hay 3 phân, mũi kim hướng về huyệt Đại chùy đâm vào 1 tấc 5. Không nên châm thẳng trúng màng hông rất nguy hiểm. Lúc ban đâầ nên dùng mao châm đâm huyệt Thiếu thương, huyệt Kim tân, huyệt Ngọc dịch cho ra máu và cách một ngày mới châm huyệt này.

c) Chủ trị:

Cuống họng sưng kinh niên, đàm xuyển, tiếng nói không rõ, ho đàm phát nóng, uống nước đau, có lúc cuống họng bị khô, có hiện tượng sung huyệt.

d) Nhận xét chung:

Nếu cuống họng khô khan mãi nên dùng kim kích thích huyệt này thì bịnh được nhẹ. Kích thích cũng tùy theo bịnh nặng hay nhẹ như ăn uống vào đau dữ dội thì nên k1ich thích mạnh làm cho hết đau. Nếu họng khô khan khác thường thì nên kích thích nhẹ. Bịnh nhơn không nên nói lớn tiếng và nói nhiều, cử ăn đồ kích thích, cứng và hút thuốc, uống rượu.

HUYỆT NHẬP TUYÊN (Kỳ huyệt) a) Phương pháp tìm huyệt:

Nơi đầu 10 ngón tay móng hơn 1 phân là vị trí của huyệt. b) Chủ trị:

Bịnh ở cổ, huyết áp cao, dạ dày và ruột sưng cấp tính, co rút. Màng óc sưng, nhiệt độ lên cao, trúng phong, bất tỉnh nhân sự, hôn mê, dịch tả, trẻ nít kinh phong.

c) Nhận xét chúng:

Dùng kim 3 khía châm 10 đầu ngón tay ra máu cứu sống những người tự nhiên ngã ra bất tỉnh. Nếu nặng nên hợp với 12 tỉnh huyệt và huyệt Nhơn trung châm cho ra máu. Khi châm nên quan sát bịnh tình để các huyệt khác tìm phương trị liệu.

Huyệt Lang (Tân huyệt)

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 161 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)