HUYỆT PHONG PHỦ

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 156 - 157)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

9. HUYỆT PHONG PHỦ

Huyệt này có tên huyệt Thiệt bổn, Tư bổn, Tào khê, Qủi chẩm, nơi hội Đốc mạch và Dương duy. Sâu vào là Diên tủy.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Ngồi ngay, giữa đầu, phía sau cổ nơi mé tóc nhận vào chỗ xương sọ có lổ sâu là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 3 đến 4 phân, không nên châm sâu tốt hơn, nên châm xiên bên trái hay bên phải, có thể dùng phương pháp xâm,. Cấm đốt.

c) Chủ trị:

Toàn thân cứng đơ, phát cuồng, trúng phong (bại nửa thân), cảm mạo, nóng, cổ cứng, chảy máu cam, yết hầu sưng, câm, nhức đầu, chóng mặt xây xẩm.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Phong trì trị bịnh thương hàn.

e) Tham khảo các sách:

Sách tổ Vấn nói: trúng phong đầu cổ nhức, điên và nói xàm, chạy bậy, mắt không thấy rõ, thấy bậy nên châm huyệt này.

Phú Ngọc Long nói: đầu cổ cứng nhức không day trở được, răng nhức ê, trước dùng huyệt Thừa tướng sau châm huyệt này thì êm đau.

Phú Tịch Hoằng nói: hợp với huyệt Phong trị trị thương hàn cùng bá bịnh.

Sách Acupuncture của H.Goux nói: trúng phong nhức đầu, chóng mặt, ăn uống không được nên châm huyệt này.

Sách Châm cứu Toàn Thư (Nhựt) nói: huyệt này trị nhức răng, cổ nhức đau chân tê rần.

g) Nhận xét chung:

Phong phủ là ý nghĩa Phong khí tụ ở tạng phủ, phong chỉ phong tà cảm mạo hay trúng phong. Người ra máu mũi nhiều nên đốt huyệt này hoặc nhổ nơi đây vài sợi tóc cũng làm ngưng chảy máu.

Phía trong huyệt này là Diên tủy trung khu cơ cấu trọng yếu của sanh mạng, bên trong là tổng trạm của não thần kinh tiêm duy và ly trung tiêm duy phát ra và tập hợp. Châm huyệt này có tác dụng điều chỉnh thần kinh bị chướng ngại.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)