6. HUYỆT NGHINH HƯƠNG.
HUYỆT GIÁP XA
miệng có cảm giác rần rần. Bệnh đau bụng có lãi châm huyệt Địa thương có thể nhẹ được.
Quyển Châm Cứu Lạo pháp đại Thành, ông Thiệt Siêng Trí Hưng (người Nhật) nói huyệt Địa thương phối hợp với huyệt Giáp xa, huyệt Nghinh hương trị bệnh méo miệng.
Quyển Théorie et pratique de l’acupuncture của Bác sĩ J.Lavier : huyệt Địa Thương trị nhức răng và thần kinh ở mặt tê rần rất hay.
Miệng, mắt bị méo trước châm huyệt Hiệp cốc, huyệt Thừa tướng, huyệt Giáp xa, huyệt Địa Thương để mười phút lấy kim ra. Dùng một lát gừng để trên huyệt Giáp xa, huyệt Địa thương đốt lối 20 phút. Lúc đốt hơi nóng vì nóng quá làm miệng sùi bọt. Méo bên trái đốt bên phải, méo bên phải đốt bên trái.
HUYỆT GIÁP XA
Huyệt này có tên riêng là Khúc nha, liên quan với huyệt Qũy sàng, Túc dương minh vịk inh nơi mạch khí phát ra.
a) Phương pháp tìm huyệt:
Dưới trái tai thòng xuống có chỗ lỏm vô dùng tay nhận vào miệng tự nhiên hả ra, đè mạnh nơi đây có cảm giác đau là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
- Trong lúc châm bảo người bệnh ngậm một miếng vải và cắn thật cứng, châm sâu 4 phân và đầu kim hướng về huyệt Địa thương, Đốt 7 liều.
c) Chủ trị;
- Thần kinh ở mặt đau và tê. tiếng noi khan. Hàm sưng không hả được, thần kinh ở cổ bị co không day qua lại được.
d) Phương pháp phối hợp:
- Châm với huyệt Hiệp cốc, huyệt Địa thương trị miệng và mắt méo.
e) thảm Khảo các sách:
- Sách Đồng nhơn bảo: - nằm nghiêng mở miệng lấy huyệt. - Phú Linh Quang nói: - Huyệt giáp xa trị đau răng.
- Đồ Ký nói: - Phàm miệng và mắt bị méo, châm tả bên méo, bên kia châm bổ.
- ông Thạch Điền Kiên nói: - Răng đau hay sưng nướu miệng ngậm không hả được, miệng méo hay mắt méo, châm hay đốt huyệt này rất hiệu nghiệm.
- Bí phương xưa dạy rằng: - Hàm dưới răng đau bảo người bệnh nằm nghiêng miệng ngậm miếng vải châm nơi thần kinh khoé miệng sâu 1 tấc thấy bớt đau.
Ông Hạ Nguyên Đường Thái Lang, trong quyển Thương bệnh Châm cứu Toàn thơ nói: Huyệt Giáp