Túc dương minh vị kinh có đường chạy dài qua Kinh Thái âm. a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngồi ngay thòng chân xuống, trên mắt cá 8 tấc là vị trí huyệt. b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân đến 1 tấc (châm xiên) c) chủ trị:
Hai chân co rút, bí đại tiên. Bại xuội. Hay cười, hay khóc. Sưng xương đầu gối và xương ống – Chân nhức khó co duỗi. Xốc hong, hơi thấp làm chân lạnh.
d) Phương pháp phối hợp :
Châm với Huyệt thiên Đột trị suyển. châm với huyệt Dương lăng tuyền làm thông đại tiện. e) Tham khảo các sách:
Sách bịnh Lý Học Tu dưỡng của ông điền Hiến Thái Lan (Nhật) dạy: Huỵệt Phong Long châm với huyệt Thu Tam Lý trị đau nửa thân mình.
Quyển Was ist Akupunktur: wie Wirkt Akupunkter của Stiftvater E.W (Đức) dạy: huyệt Phong Long châm với huyệt Hàn Môn làm bình thường hoá thần kinh hệ.
Sách Đơn Khế Tâm Pháp nói: Lâu ngày không thấy có kinh, khi có lại rất nhiều như làm băng rồi dứt ,sau lại có rất nhiều. Châm huyệt Phong Long 6 phân và huyệt Thạnh môn 5 phân không có kinh nũa.
Quyển Y Hoc Cương Mục nói: Các chứng thuộc đàm làm cho nhức đầu, ho hen thì châm huyệt Phong Long và Trung Uyển.
Sách Cửu Cổ Nghĩa của Thạch Bản Tôn Tiết (Nhật) nói: Huyệt Phong Long châm với huyệt Cường Giang trị nhức đầu dử dội.
Sách Emérit d’acupuncture traditionnelle: Huyệt Phong long châm với huyệt Nội đình trị xây xẩm mặt mày, nhức đầu.
f) Nhận xét chung:
cảm hơi, thấp tích ở Lá lách, tụ ở dạ dày nên sanh đàm chẳng dứt. Châm huyệt Phong Long có thể làm Tỳ vị lưu thông. Lá lách bớt nóng, tiêu đàm độc thì chứng bệnh suyển và ho đều dứt. Trị nhức đầu lấy huyệt Thượng tinh làm chủ châm với huyệt Phong Long, huyệt Nội đình, dù cách xa vị trí huyệt nhưng nhờ sức phản xạ cũng có thể kích thích làm cho máu huyết lưu thông mà bệnh được nhẹ.
Người xưa khi trị nhức đầu hay châm ở chân cũng đồng lý trên. Người bị áp huyết cao hay nảo sung huyết, thì châm huyệt bá hội tả huyệt Phong Long cho ra máu rất thần hiệu.