HUYỆT PHONG TRÌ

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 117 - 118)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

4. HUYỆT PHONG TRÌ

Nơi hội 4 mạch: Thủ thiếu dương Tam tiêu, Túc thiếu dương đởm, dương duy, dương kiều.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Dùng tay đè phí dưới huyệt Não không, có một lổ hủng là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 5 đến 8 phân, hơ nóng 10 phút, có thể dùng kim ba khía đâm cho ra máu .

c) Chủ trị:

Tất cả bệnh về não (Trúng phong nhức 1 bên đầu, choáng váng) Bịnh tai, mũi, Bệnh Yết hầu, bại nửa thân, nhức lưng, thần kinh suy nhược mê tẩu thần kinh và giao cảm, thần kinh dị thường, lưng gù.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Hoàn khiêu, huyệt Gian sử trị bệnh sốt rét. Hợp với huyệt Tuyệt cốc trị bịnh gù lưng.

e) Tham khảo các sách:

Sách Thiên Kim nói: Các bứu, hạch ở cổ đốt 100 liều.

Phú Tịch hoằng nói: Huyệt Phong phủ, huyệt Phong Trì trị thương hàn bá bịnh.

Ca Ngọc Long nói: Hai hoặc một bên đầu nhức, cổ có đàm châm huyệt Phong trì, nếu không đàm châm huyệt Hiệp cốc.

Phú Thông huyền nói: Đầu choáng váng, mắt xây xẩm nên châm huyệt này.

Sách Châm cứu chỉ nam của Nhất Lang (Nhật) nói: Huyệt này trị nhức đầu mắt mờ.

Sách Théorie et Pratique de l’acupuncture nói: - Sưng cuống họng, đau thần kinh ở não nên dùng huyệt này.

g) Nhận xét chung:

Hai tay run, đầu và mắt choángváng xây xẩm phần nhiêu tại gan, vì gan và mật liên hệ với nhau nên châm huyệt này trị các chứng kể trên cùng chứng đau lưng, vai nhức. Chứng thiệt nên châm, chứng hư nên đốt. Nóng nhiều hoặc não sung huếyt, gặp trường hợp này dùng kim ba khía đâm cho ra máu rất hay. Có thói quen hay nhức đầu, nên phối hợp với huyệt Đại trử, huyệt Hiệp cốc, Thân mạch để kích thích sự phản xạ có tác dụng trấn định thần kinh làm hết bịnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)