HUYỆT CHÍ ÂM

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 92 - 94)

I. HUYỆT TỈNH MINH

28. HUYỆT CHÍ ÂM

Túc Thái dương phát ra thuộc Kim huyệt. a) Cách tìm huyệt:

Bên ngoài ngón ut cách góc móng chân 1 phân 5 là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 2 phân, đầu kim hướng lên trên. Đốt từ 3 đến 5 liều.

c) Chủ trị;

Bán thân bất toại, các khớp xương chân viêm, nhức đầu, nghẹt mủi, mắt nhức, di tinh, phong ngứa, sanh khó.

d) Phương pháp hợp trị:

Hợp với huyệt Túc Tam lý trị mắc rặn không sanh được.

e) Tham khảo các sách:

Sách thuốc nói: Ông Trương Văn trọng cứu người đàn bà sanh khó tay ra trước, ông chỉ đốt đầu ngón tay út bên phải 3 liều, mỗi liều bằng một hạt lúa lớn. Lửa vừa tàn người sản phụ sanh được.

Phú Bá Chứng nói: hiệp với huyệt Ốc ế trị khắp mình ngứa và nhức.

Phú Tích Hoằng nói: huyệt này chuyên trị chân và đầu gối sưng.

Sách Cổ Kim Y thống nói: hợp với huyệt Chí âm, huyệt Ốc ế trị da ngứa khắp mình.

Sách Cứu liệu Tạp Thoại của Đồng Thượng (Nhật) nói: huyệt này trị mắt lờ, mình ngứa.

Sách Principe de la vraie acupuncture chinoise nói: huyệt này trị đàn bà sanh khó.

g) Nhận xét chung:

Phong trì, huyệt Thiên trụ nếu không kết quả thì dùng kim 3 khía châm nơi đây cho ra máu hoặc dùng kim nhỏ châm sâu 1 phân 5 thì bịnh được khỏi.

Da ngứa nhức phần nhiều thuộc Dương chứng, vì thận thủy kém làm cho hỏa thạnh, huyết khô làm cho da ngứa nhức, huyệt nầy có công năng làm cho mát huyết, các chứng thuộc thiếu huyết đều có công hiệu.

T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học

Chương 11

TÚC THIẾU ÂM THẬN KINH

(Méridien des Reins ( 7 huyệt x 2)

Sự lưu hành của kinh huyệt

Kinh này nối liền với kinh Túc Thái Dương, phát khởi từ phía lưng ngón chân út chạy xuyên dưới lòng bàn chân, huyệt Dũng tuyền chạy ngang mắt cá. Huyệt Dương cốc chạy lên huyệt Thái khê

chạy xuống huyệt Thái chung, huyệt Thủy tuyền lên đến huyệt Chiếu hải. Đến dây thần kinh chạy qua Túc khuyết Âm sau huyệt Phục lưu cách huyệt Giao Tín 5 phân đến huyệt Tam âm giao, huyệt Trúc tân, huyệt Hiệp cốc. Nơi đây thần kinh chạy phía sau bắp đùi, đến Đốc mạch huyệt Trường cường đi vào xương sống hướng về phía trước đi ra huyệt hành cốt, huyệt Đại hích, huyệt Khí huyệt, huyệt Tứ mảng chạy cách rún 5 phân, huyệt Cao du. Nơi dây thần kinh chạy qua bên phải và bên trái vú thuộc thận tạng qua Nhâm mạch, huyệt Quang nguyên, huyệt Trung cực hợp với Bàng quang kinh.

Từ huyệt Quan du có một đường mạch chạy qua bên phải và bên trái đến huyệt Thương khúc, huyệt Thạch quang vào trong liên hệ với Can tạng theo huyệt U môn đến hoành cách mạc chạy lên huyệt Bộ lang vào phổi.

Lại có ,một đường chạy đến huyệt Thần phong, huyệt Linh thư huyệt Thần tạng, huyệt Trung du phủ nối liền với cuống phổi lên huyệt Nhơn Nghinh vào dưới huyệt Liêm tuyền. Từ huyệt Thần tạng đi ra một đường chạy qua bên phải và bên trái chạy về tim qua hông đi thẳng đến huyệt Kiên trung ở giữa hai vú giao tiếp kinh Thủ khuyết âm.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)