HUYỆT NHU DU

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 58 - 60)

I. HUYỆT THIẾU TRẠCH:

5. HUYỆT NHU DU

Nơi hội các mạch Thủ Thái dương, Dương duy, Dương kiều mạch.

a) Phương pháp tìm huyệt:

tìm huyệt bảo người bệnh đưa tay lên.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 8 phân đến 1 tấc. Đốt 3 liều.

c) Chủ trị:

Thần kinh trên vai đau nhức, cánh tay mỏi không cử động, các lóng chân nhức và tê, vai nặng không thể cử động, nóng lạnh.

d) Phương pháp phối hợp:

Phối hợp với huyệt Kiên giao, huyệt Kiên Ngung, huyệt Khúc trì , trị những người lớn tuổi hai tay không cử động được.

e) Tham khảo các sách:

Kinh Giáp ất nói: phía sau huyệt Kiên giao dưới xương lớn trên bả vai có lổ hủng là vị trí huyệt.

Sách Đồng Nhân nói: vai đau không cử động, đau tràng hạt ở cổ làm nóng lạnh nên tìm huyệt này.

Sách Tây Dương y học Sử của ông Tiểu Xuyên Chánh Tu nói: Trị cánh tay yếu, thần kinh đau nhức.

Sách Théorie et Pratique de l’acupuncture của bác sĩ J.Lavier dạy: Chuyên trị đau tràng hạt, nóng lạnh, tay xụi.

g) Nhận xét chung:

Huyệt Nhu du là nơi thần kinh ở tay vận chuyển, nên khi bị phong thấp các lóng xương ở tay bị nhức, châm huyệt nầy rất công hiệu. Lúc áp huyết lên cao nhận nơi huyệt Nhu du có cảm giác đau, châm và đốt huyệt này trị bệnh máu lên, sung huyết ở nảo làm xụi nửa thân mình.

Huyệt Nhu du là nơi các thần kinh và động mạch ở tay, cùi chỏ chạy về, nên nó có công năng phát hạn, khi hết bệnh còn dư hơi nóng, não sung huyết, những khớp xương ở vai nhức hoặc thần kinh ở tay chân tê. Nếu huyệt này có cảm giác đau thì các bộ phận sau đầu bị tê nhức hay nặng nề. Sau khi đốt huyệt này những trạng thái trên không còn nữa. Nên ôn cứu huyệt Nhu du có thể trị những chứng phía sau đầu đơ cứng, những người già yếu nhức mỏi rất công hiệu. Trên bả vai bị đơ nhức là do kinh Tiểu trường phát ra, do đó châm huyệt Nhu du huyệt Thiên tôn, huyệt Tiểu trường du là thượng

sách.

6.-HUYỆT THIÊN TÔN

Thuộc Thái dương tiểu trường mạch phát ra.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Nhận chính giữa xương bả vai cách huyệt Kiên trinh phía trên 1 tấc 7 ngang qua phía trong 1 tấc là vị trí của huyệt.

b) phương pháp châm cứu:

Châm sâu 5 phân đến 1 tấc, ôn cứu nửa giờ.

c) chủ trị:

Thần kinh bả vai tê mỏi, cánh tay nhức không sử dụng được, xương cùi chỏ phía trên đau , vai nặng. Cánh tay không ngay ra được.

d) Tham khảo các sách:

Sách Ngoại Đoài nói: huyệt Thiên Tôn chủ trị hông và xương sườn nhức, tim yếu, ho hơi dội lên. Sách Đại Thành nói: từ huyệt Nhu du đi xuống 2 tấc là vị trí huyệt.

Sách Trị Liệu Phương Dược của Ô độ Biên Tam Lang nói: Chuyên trị thần kinh bả vai đau, vai nặng quằn xuống.

Sách Pratique de L’hibernothérapie en chirurgie et en médecine của Laborie et A, nói: trị bịnh tay đưa lên không thẳng. Bả vai đau.

e) Nhận xét chung:

Trong lúc châm mũi kim nên hướng về huyệt Kiên ngung. Huyệt này trị hông và xương sườn đau rất hay. Những người bị sửa căng nhức, hay sửa ít trị cũng có công hệiu. Trong lúc châm mủi kím hướng về phía sau ngón tay út. Phương pháp tìm huyệt của ông Tiên Kiên thì chính giữa bả vai ngoài thịt hơi lồi lên tức là vị trí của huyệt.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)