HUYỆT ĐẠI ĐÔN

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 128 - 131)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

1. HUYỆT ĐẠI ĐÔN

Huyệt này có tên Đại thuận, Thủy tuyền, Túc khuyết âm can mạch chạy ra, thuộc mộc.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Phía sau ngón chân cái trước đốt xương thứ nhất cách bên móng chân một phân năm là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 1 phân 5 mũi kim thẳng xuống không giống như những ngón chân khác. Đốt 3 liều, cũng có thể dùng kim 3 khía châm cho ra máu.

c) Chủ trị;

Tiểu không dứt, tiểu xon, cao hoàn viêm, thần kinh bộ sinh dục đau, sa tử cung, kinh nguyệt quá nhiều, băng huyết, cam tích.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Tam Âm giao, huyệt Trường Cường trị đau ở ruột non.

Hợp với huyệt Chiếu hải trị sán khí, bụng lạnh.

e) Tham khảo các sách:

đốt trên đầu 2 ngón chân cái 7 liều thì hết liền.

Sách Châm cứu thực hành (Nhật ) nói: Đại tiện không thông nên hợp với huyệt Chiếu hải.

Sách Traité d’acupuncture nói: đàn bà băng huyết lấy tâm bức đốt cháy châm vào huyệt Đại đôn rất hay.

Phú Tịch Hoằng nói đại tiện bí nên đốt huyệt này.

Phú Ngọc Long nói: hiệp với huyệt Kỳ môn trị sán khí rất hay.

Sách Càn Khôn sanh ý nói: hợp với huyệt Tam âm giao trị bụng lạnh đau nhức.

g) Nhận xét chung:

Huyệt Đại đôn thuộc Can kinh có tác dụng làm cho gân lơi ra. Trị bịnh đàn bà có cục trong bụng đau chằng xuống hoặc băng huyệt đau dạ dưới, tiểu tiện không ngưng, chóng mặt. Trẻ con nơi sóng mũi, đầu chơn mày, huyệt Ấn đường có gân xanh nổi lên là hiện tượng của bịnh cam tích đốt huyệt này rất hay.

2. HUYỆT HÀNH GIAN.

Huyệt này là nơi mạch Túc Khuyết Âm chạy đến, thuộc hoả huyệt.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai có 1 cục xương nổi lên nơi có động mạch nhảy là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 3 đến 5 phân, đốt 5 liều.

c) Chủ trị;

Ruột đau có cục, đại tiện bí, tiểu xón, chân tóc nhức, kinh nguyệt quá nhiều, trẻ nít kinh phong, đái đường, hay sợ sệt và hồi hộp, màng bụng sưng.

Hợp với huyệt Chiên trung, huyệt Thủy phân, Quang nguyên, huyệt Tam âm giao, huyệt Túc tam Lý trị máu độc.

e) Tham khảo các sách:

Sách Théorie et pratique de l’acupuncture nói: huyệt này trị bịnh trẻ con kinh phong co rút.

Sách Châm Cứu học (Nhựt) nói: huyệt Hành gian trị mắt đau, chân sưng.

Sách Thiên kim nói: đốt huyệt này trị các chứng ngứa, trẻ nít và lớn tuổi tiểu xón.

Phú bá chứng nói : Gan nóng mắt quáng gà nên châm với huyệt Tinh minh và huyệt Hành gian. Phú thông Huyền nói: huyệt Hành gian trị đầu gối sưng và bịnh mắt.

g) Nhận xét chung:

Huyệt này là Can kinh thuộc hỏa huyệt nên những chứng thuộc về gan sinh ra dùng huyệt này làm cho giảm nóng, tiêu phong. Hợp với huyệt Túc tam lý làm cho khí huyết lưu thông trị được gối sưng, ợ hơi.

3. HUYỆT THÁI XUNG.

Huyệt này là nơi Túc Khuyết âm can kinh chạy vào, thuộc thổ huyệt.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Lấy tay nhận nơi đầu xương ở khớp đầu gối có một lổ sâu là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 2 đến 3 phân. Đốt 5 liều.

c) Chủ trị:

Ruột đau gò có cục, ruột viêm, thận sưng, (Phù thủng) vú sưng, ruột ra máu, tử cung ra máu, tiểu xón, đại tiện bí, 2 chân lạnh, thần kinh ở ngực, hông, lưng, đau nhức.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Hiệp cốc trị vai nhức. hợp với huyệt Bá Hội, huyệt Chiếu hải, huyệt Tam âm giao trị hầu đau. Hợp với huyệt Túc Tam lý, huyệt Tuyệt cốt, huyệt Dương lăng tuyền, huyệt Âm lăng tuyền

trị chân yếu, đầu gối sưng.

d) Tham khảo các sách:

Phú Bá Chứng nói: huyệt này trị bịnh ở môi.

Phú Thông huyền nói: đi đứng khó khăn nên châm huyệt này.

Phú Thiên U nói: tim sưng lớn, cổ đau châm huyệt này thì hết.

Sách Thần Nông nói: Hàn thấp, cước khí làm đau nhức, đi đứng khó khăn nên đốt 3 liều.

Sách Acupuncture của H.Voisin nói: huyệt này trị chân yếu hoặc bắp chân ốm.

Sách Châm cứu thực nghiệm (Nhựt) nói: hợp với huyệt Hiệp cốc trị lưng và vai nhức.

Sách Traité d’Acupuncture nói: huyệt này trị bịnh vàng da.

Sách Châm cứu y học Giảng nghĩa (Nhựt) nói: huyệt này trị 2 chân lạnh, cổ sưng.

g) Nhận xét chung:

Máu do gan, huyệt Thái xung có công dụng điều hòa huyệt lượng. Các khớp xương ở tứ chi vận động nhờ gân cổ máu mới hoạt động được. Nên sách nói: tay có máu mới cầm nắm được, chân có máu mới đi đứng. Gân do gan làm chủ. Châm huyệt này có tác dụng kích thích làm điều hòa nội tạng. Can tạng bịnh hay phát sanh, xương ống chân nhức, ngón chân tê, châm hay đốt huyệt này có công hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)