HUYỆT HIỆP KHÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 126 - 128)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

11. HUYỆT HIỆP KHÊ

Huyệt này có tên huyệt Giáp khê, Túc Thiếu dương đởm mạch chạy vào, thuộc Thủy huyệt. a) Phương pháp tìm huyệt:

Giữa ngón chân út và ngón thứ tư giáp lại, nơi xương thứ nhất có chổ sâu xuống là vị trí của huyệt. b) phương pháp châm cứu:

Châm sâu 3 phân, đốt 3 liều. c) Chủ trị:

Tai điếc, chóng mặt, sung huyết ở não. Chân tê, phổi sung huyết. Sưng vú (vú có mụt). Lạc khuyết. Thần kinh ở ngực nhức. Nước tiểu chảy không ngừng.

Hợp với huyệt Dương cốc trị chứng bệnh sưng hàm không há được.

d) Tham khảo các sách:

Phú bá chứng nói: Huyệt này trị hàm sưng, cứng miệng.

Phú Thiên Kim nói: Vú sưng lở nhức, bụng dưới sưng đau, kinh nguyệt không đều nên dùng huyệt này.

Tạp chí Võ Điền nói: Huyệt này trị xẩy xẩm, chân và lưng nhức hay vú sưng.

Sách Traité d’acupuncture nói: chóng mặt, hai chân sưng tê nên dùng huyệt này làm chủ. Sách Châm Cứu Khoa học (Nhật) nói: Huyệt này trị tai điếc, chóng mặt, máu dư… e) Nhận xét chung:

Chóng mặt không nói chuyện được, châm huệyt này để kim lâu từ 30 phút đến 1 giờ thì hết, châm huyệt Thiếu Hải, đốt huyệt Đại đôn, huyệt Túc tam lý để kim 1 giờ, không luận não sung huyết cấp tính hay thiếu máu, thần kinh suy nhược hay chóng mặt đều có công hiệu.

T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học

Chương 15

TÚC KHUYẾT ÂM CAN KINH

(Méridien du Foie) (6 huyệt x 2 – 12)

SỰ LƯU HÀNH CỦA KINH HUYỆT

Kinh này tiếp với Túc thiếu dương, khởi nguyên từ ngón chân cái nơi huyệt Đại Đôn chạy lên các huyệt Hành giang, huyệt Thái xung, huyệt Trung phong qua phía trước gót chân giao tiếp với Kinh túc thái âm nơi huyệt Tam Âm giao. Nơi đây dây thần kinh chạy qua huyệt Trung đô vào nhượng chân nơi huyệt Nội liêm, huyệt Tất quan, huyệt Khúc tuyền, huyệt Âm bao, huyệt Ngủ lý, huyệt Âm liêm hội với kinh mạch Túc thái âm nơi huyệt Xung môn chạy qua hai bên giao hội với Nhâm mạch nơi huyệt Khúc cốt. Đến dây thần kinh chạy vào bụng dưới hội với huyệt Trung cực, huyệt Quang nguyên (Nhâm mạch) huyệt Chương môn, huyệt Kỳ môn, huyệt Địa đái giáp với Vị phủ vào nơi can

tạng, rồi chạy xuống vùng Túc thiếu dương liên lạc với Đởm phủ. Nơi dây thần kinh chạy trở lên xuyên qua Hoành cách mạc đến Kinh túc Thái âm nơi huyệt Thực độc huyệt Đại bào, huyệt Trung gian tan vào gân ở hông, chạy lên Túc thiếu dương huyệt Huyên dịch đến huyệt Vân môn thuộc Thủ thái âm mới dứt.

Lại có một đường mạch ở bụng dưới thuộc Túc Thái Âm tiểu trường chạy lên xương sống đốt thứ ba vào lỗ xương thứ tư do Kinh túc dương mình ngoài huyệt Nhơn nghinh sau cổ họng vào lỗ mũi đến huyệt Đại nghinh, huyệt Địa thương ngoài huyệt Tứ Bạch vào trong mắt chạy ra kinh Túc thiếu dương huyệt Dương bạch, huyệt Lâm khấp, huyệt Trung gian hợp với đốc mạch nơi huyệt Bá hội (các âm mạch không lên đầu, chỉ có Can mạch chạy ra khắp mặt và quanh môi).

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)