HUYỆT CÁCH DU

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 72 - 73)

I. HUYỆT TỈNH MINH

9. HUYỆT CÁCH DU

Nơi hội huyết vận chuyển đến hoành cách mạc. a) Phương pháp tìm huyệt:

Ngồi ngay hoặc cúi xuống, nơi đốt xương sống thứ 7 là huyệt Chí dương ra bên ngoài 1 tấc 5 là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 5 phân, hơ nóng 20 phút. Đốt từ 3 đến 7 liều.

c) Chủ trị:

Trong và ngoài màng tim viêm, tim nở lớn, màng ở hông viêm, nhánh khí quản viêm, bao tử viêm, ống thực quản teo hẹp lại, ruột ra máu, tiêu ra máu, mồ hôi trộm, thở khò khè, ruột viêm. Tiểu nhi cam tích, ăn uống không ngon, chủ yếu trị chứng ợ chua. Châm huyệt nầy rất công hiệu.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Kiên trung du, huyệt HIệp cốc, huyệt Ủy trung, châm cho ra máu trị dư máu ở não.

e) Tham khảo các sách:

Sách Nội kinh nói: - Máu hội ở huyệt Cách du, ở trên là huyệt Tâm du chủ về huyết, dưới là huyệt Can du nơi chứa huyệt. Cho nên huyệt Cách du là nơi huyết thường qua lại.

Sách Đồ dực nói: - Huyệt Cách du là nơi hội mái, các chứng thuộc máu huyết (ói máu) , chảy máu mủi không ngưng, bêệh hư tổn mặt mày choáng váng, huyết nóng đi ngược lên làm cho tim và phổi bệnh nên ụa ra máu, tiêu ra máu không dứt, nên đốt huyệt này.

Sách Nhật Bổn Châm cứu Giáo Khoa thư nói: Cuống bao tử đau, ăn uống trở ngại, châm huyệt này rất hay.

Sách Acupuncture Chinoise nói: ho hen hay con nít bị giựt mình hoặc ra mồ hôi trộm, nên châm huyệt Hiệp cốc và Huyệt Cách Du.

Sách nghiên cứu Kinh ngoại Kỳ huyệt nói: Trị lao lực gầy ốm, toàn thân suy nhược rất công hiệu.

Sách Huỳnh Học Long nói: nức cụt châm huyệt Cách du, chỉ châm 1 lần liền dứt, không tái phát Hải Đặc thị Đái nói: Trị thực quản và Bao tử bệnh.

g) Nhận xét chung;

Cách là Hoành cách mạc, thực quan, danh từ thời cổ dùng gọi phía trên bao tử. Danh từ màng hông cũng gọi bao quát những gì ở bên trong. Sách xưa của Trung Hoa nói: Huyết hội tại Cách du và Sách Hán ba mươi Hình vẽ nói: Huyệt bịnh nên đốt tại huyệt này vì thần kinh suy nhược làm tim hay sợ sệt. Hông nóng ăn không ngon, ụa ra nước chua, huyệt Cách du trị rất công hiệu. Hai cánh tay nhức phía ngoài trên huyệt cách du nhận có cục nổi lên cứng thì nên châm huyệt Cách du để cho cục nầy tiêu. Dư máu ở não do huyệt Cách du ứ huyết, trước châm huyệt Kiên trung du và Cách du, dát cho ra máu bầm, đồng thời châm huyệt Hiệp cốc và huyệt Quỹ trung cho ra máu. Dư nước chua ở dạ dày thì nơi huyệt Cách du có phản ứng đặc biệt. Huyệt Cách du là nơi hội máu nên đối với người thiếu máu, bịnh máu huyết của đàn bà nên dùng huyệt này.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)