HUYỆT TRUNG UYỂN

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 142 - 143)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

8. HUYỆT TRUNG UYỂN

Huyệt này có tên Thái thương, vị uyển, Thượng ký, Trung quản, Vị mô, Mô huyệt của dạ dày, nơi hội Thủ Thái dương tiểu trường kinh, Thiếu dương tam tiêu, Túc dương minh vị và nhâm mạch).

a) Phương pháp tìm huyệt:

Nằm ngửa, từ chót xương ức đến rốn khoảng giữa là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 1 tấc đến 2 tấc, hơ nóng 1 giờ. Đốt từ 7 đến 300 liều.

c) Chủ trị;

sưng dạ dày cấp tính (ăn không tiêu, ỉa mửa, đau bụng). Bao tử thòng, dạ dày co rút (bụng lạnh có cục hơi). Ăn không muốn thôi, tiêu hóa chậm, dạ dày ra máu, ỉa mửa, dịch tả, bịnh tử cung, tất cả bịnh thuộc dạ dày.

b) Phương pháp phồi hợp :

Hợp với huyệt Túc tam lý trị trên mửa dưới đi tiêu, và các thứ bịnh dạ dày.

c) Tham khảo các sách:

Kinh Tư sanh nói : Lá lách đau chịu không nổi, ăn uống không được nên đốt huyệt này.

Phú Ngọc Long nói:da vàng do lá lách hư sinh ra, nên châm với huyệt Uyển cốc.

Tâm thơ của Biển Thước nóiL Kinh phong cấp tính nên đốt huyệt này 100 liều.

Sách Châm cứu Y học (Nhựt) nói ăn uống nhiêề tiêu hóa không kịp sanh kiết lỵ nên đốt huyệt này.

Sách Acupuncture chinoise pratique nói: hơi lãnh hai bên sườn bốc lên nên đốt huyệt này.

g) Nhận xét chung:

Hợp với huyệt Túc tam lý, làm êm dịu dạ dày, khi bị trúng lạnh, ăn cơm không hạ làm sình bụng. Bổ huyệt này làm mạnh dạ dày tiêu tan hàn tả. Tả huyệt Tam Lý dẫn khí đi xuống, tương trợ huyệt này được vận hành trợ tỳ mạnh vị, tăng cường sự tiêu hoá. Đối với bịnh dịch, ỉa mửa, có công năng làm thăng thanh giáng trược. Nếu hạ tiểu hư hàn nên bổ huyệt Khí hải, thượng tiêu uất nhiệt thì tả huyệt Hiệp cốc tạng khí suy nhược mau bổ huyệt Kỳ môn, khí trệ thì tả huyệt Thiên xu hoặc huyệt Thượng uyển.

Huyệt này là nơi thống hợp hạ phủ. hợp với huyệt Hạ quan huyệt Công tôn, trị 9 loại đau tim. Hợp với huyệt Túc tam lý huyệt Nội quan điều chỉnh tỳ vị, trị các chứng thuộc dạ dày, nếu uất hơi thì châm thêm với huyệt Kiên ngung để điều hòa khí huyết. Gan nóng châm huyệt Kỳ môn để bình can khai uất, ăn không tiêu, châm huyệt lương môn để tiêu hoá thức ăn, hợp với huyệt Thiên xu làm thông Đại trường. Khí lạnh làm dạ dày đau, đốt huyệt Tỳ du, huyệt Công tôn để làm ấm và điều hòa Tỳ vị. Nếu bị ứ huyết nên tả huyệt này và huyệt Cách du để máu huyết lưu thông. Đau sán lãi thì châm với huyệt Địa Thương. Tiêu hóa không tốt châm thêm huyệt Thiên xu, huyệt Âm lăng tuyền làm mạch tỳ tiêu thấp. Ruột có mụt, lấy ngón tay đè nơi huyệt này 5 phút, người bịnh có cảm giác hơi nóng đầy bụng lại có cảm giác hơi nóng theo Nhâm mạch đến Thiên đột lên cuống họng.

Đàn bà có thai sanh nhiều bịnh nên đốt huyệt này làm cho sanh sản được dễ dàng. Bịnh Đái đường nên hợp với huyệt Dương trì, huyệt Tỉ du, huyệt Tam tiêu du vì chứng này phát sanh do tạng tì. tỳ là nơi phân hoá chất đường, nếu nơi đây bị chướng ngại, chất đường theo nước tiểu bài tiết ra ngoài. Trị tạng tỳ được mạnh thì chứng tiểu đường và đản bạch cũng hết.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)