HUYỆT PHẾ DU

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 69 - 70)

I. HUYỆT TỈNH MINH

6. HUYỆT PHẾ DU

Huyệt này vận chuyển đến phổi

a) Phương pháp tìm huyệt:

Ngồi ngay hay cúi xuống, dưới lóng xương sống thứ 3, 2 bên huyệt Thân trụ một tấc năm phân là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 5 đến 8 phân. Đốt từ 3 đến 7 liều. Hơ nóng từ 36 phút đến 1 giờ.

c) Chủ trị:

Phổi có mụt, phổi viêm, phổi ra máu, nhánh khí quảng viêm. Màn trong và màn bên ngoài tim viêm (ngực đầy hơi khó thở). Vàng da, da ngứa, miệng lở, trẻ nhỏ gù lưng. Các chứng bịnh về phổi.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Phong Long trị ho đàm. Hợp với huyệt Thiên trụ trị ho đàm không ngớt tiếng.

d) Tham khảo các sách:

Sách Tâm thư của ông Biển Thước nói: chứng bịnh cùi (phong đơn) vì nằm nơi ẩm thấp nên ngũ tang nhiểm hơi độc khiến người bịnh mặt mày sần sượng sưng lên như mây đen, mình như gai châm hoặc hai tay tê rần. Trước đốt huyệt Phế du sau đốt huyệt Phong du, huyệt Tỉ du, kế đến huyệt Can du, huyệt Thận du, mỗi huyệt 50 liều, cứ đốt giáp vòng như thế.

Kinh Tư sanh nói: Chứng suyển khò khè, dùng tay đè lên huyệt Phế du đau như gai đâm, nên châm huyệt Phế du sau đốt thì hết.

Thiên Đột, huyệt Phong long trị ho không dứt tiếng.

Sách Traité d’Acupuncture của Bác sĩ Royer de la Fuýe nói: chứng ho lao di truyền hoặc hơi thở khó châm huyệt Phế du.

e) Nhận xét chung:

Châm huyệt Phế Du nếu cạn thì không hiệu quả, sâu lắm e làm thương tổn màn phổi hoặc trúng phổi, làm người bệnh khó thở hoặc ra máu. Vì thế trong lúc khám bệnh cần xem người bệnh ốm hay mập, rồi xác định đâm sâu hay cạn. Nên cẩn thận.

Huyệt Phế du là nơi tinh khí chạy ra vào trong ngoài đều có tác dụng, nên trị được các chứng bịnh về phổi. Phong tê cảm mạo, tà khí chạy vào huyệt Phế du tại màng phổi tụ tập nơi huyệt Trung phủ, châm huyệt Phế du để trừ độc khí, bịnh hết liền.

Suyển mệt cũng có phản ứng nơi huyệt Phế du, châm huyệt này liền thị thấy công hiêu.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)