HUYỆT ĐỘC TỶ

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 35 - 36)

Thuộc Túc dương minh Vị kinh, nơi mạch khí phát ra. a) Phương pháp tìm huyệt:

Ngồi ngay co chân lại phía ngoài đầu gối có chỗ sâu vô đó là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu năm đến bảy phân. Đốt 7 liều. c) Chủ trị:

- Bị phong thấp - Các lóng xương đau. - Thần kinh ở đầu gối bị đau nhức

- Da không biết đau

- chân nhức và tê đứng không được. d) Tham khảo các sách:

Từ đầu gối xuống 2 tấc giữa huyệt Tất nhãn và huyệt Tam lý là huyệt Độc tỷ.

- Kinh Giáp ất nói: Huyệt Độc tỷ nên châm ở trên, nếu nơi đây sưng cứng lắm thì đừng châm, châm vào khó trị.

- Phương Thiên Kim nói: Huyệt Độc tỷ sưng nên đốt không nên châm, phàm những người bệnh da không có cảm giác nên đốt huyệt Phong thị, huyệt Phục thổ, huyệt Độc Tỷ, đốt mỗi huyệt 30 lần. - Quyển châm cứu Yếu dụng ký của ông Cao Tầng Kính Tiết (Nhật) nói: Huyệt độc Tỷ châm với huyệt Túc tam lý và huyệt Côn lôn trị các bệnh tê bại.

- Quyển Théorie et Pratique de l acupuncture của bác sĩ J.Lavier nói: Huyệt Độc tỷ trị được bệnh hai chân ốm, châm không biết đau, đi đứng không được.

e) Nhận xét chung:

- Huyệt này đi thông qua các lóng xương nên khó châm, khi châm phải để bệnh nhân ngồi ngay, người châm nên lấy kim châm từ từ vào rồi đâm xiên qua huyệt. Những người bệnh đau đầu voi không nên châm mà chỉ dùng kim điểm vào nhiều chỗ, xâm xong nên đốt và giác hơi. Cần xem trạng thái từng bệnh, nếu đâu đầu voi mà sưng ít thì đốt cũng công hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)