HUYỆT HẠ QUAN

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 33 - 34)

6. HUYỆT NGHINH HƯƠNG.

HUYỆT HẠ QUAN

- Quyển l’acupuncture du Praticien của H.Voisin: Huyệt giáp xa, huyệt Nhơn Trung, huyệt Thừa tướng trị con nít kinh phong méo miệng, đàm chặn không nói được.

g) Nhận xét chung;

- Nhận mạnh huyệt nầy hàm răng dưới có cảm giác đau. Miệng méo, mắt méo có thể châm huyệt Giáp xa và để kim rất lâu (hai hay 3 ngày). Thần kinh trên mặt bị tê dùng kim Mai hoa vổ (đánh) vào da mặt đồng thời với huyệt Nghinh Hương. Dưới tai bị sưng nếu răng có mụt sưng hoặc trúng phong miệng ngậm cứng, nên châm với huyệt Hiệp cốc và châm thêm 12 tỉnh huyệt cho ra máu, rất công hiệu.

HUYỆT HẠ QUAN

Đó là nơi hội túc Dương Minh Vị Kinh và túc Thiếu Dương đởm Kinh. a) Phương pháp tìm huyệt:

Lấy tay đè trước trái tai độ 7 phân, có một lổ sâu xuống, ngậm miệng lại thì có hả ra thì không, đó là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 3 đến 4 phân. Cấm đốt. c) Chủ trị:

Tai điếc, tai lùng bùng, thần kinh răng bị đau. Thần kinh mặt tê. Chóng mặt. d) Phương pháp phối hợp:

Châm với huyệt Dương Khê, huyệt Quang Xung, huyệt Dương Cốc trị tai lùng bùng và tai điếc. e) Tham khảo các sách:

- Sách Đồng Nhơn nói: nơi nướu răng đau, dùng kim 3 khía đâm cho ra máu. - Vỏ Điền thị nói: Huyệt Hạ quan trị đau Thần Kinh Tam xoa,

- Quyển Châm trị khẩu khuyết chỉ nam , ông Cang Bổn Nhứt Lang (Nhựt), huyệt Hạ quan trị lỗ tai lùng bùng và nhức răng.

- Quyển Précis de la vraie acupuncture chinoise của Soulíe de Moran nói: Huyệt Hạ quan kết hợp với huyệt Giáp xa, huyệt Dương cốc trị lổ tai điếc, lổ tai lùng bùng.

Trong lúc châm huyệt này dưới cằm có cảm giác đau. Đối với chứng răng đau, nưới răng lở, thần kinh trên mặt bị tê, thần kinh trên đầu bị nhức, châm huyệt này rất công hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)