Huyệt này có tên riêng: Khúc Tiết, Kinh Thủ Thiếu âm chủ mạch chạy vào, thuộc thủy huyệt. a) Phương pháp tìm huyệt:
Co tay lại bàn tay ngửa lên trong cùi chỏ, có lằn ngang cách huyệt Khúc trì 5 phân, nơi đầu lằn ngang là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu: Châm sâu từ 5 phân - Đốt 7 liều. c) Chủ trị :
Đau tràng hạt, tay chơn lạnh, điên cuồng răng đau, nhức đầu, chóng mặt, cùi chỏ tay giựt, phồi có mụt, các lóng xương nhức mỏi.
d) Phương pháp phối hợp:
Châm với huyệt Tam Lý trị tay hay tê. e) Tham khảo các sách:
Phú tịch Hoằng nói: Tim đau, tay chân giựt châm huyệt Thiếu Hải muốn trừ căn châm thêm huyệt Âm thị.
Sách Hán Phường Y học Khái luận của Tây xích Đạo giản nói: Huyệt Thiếu hải châm với huyệt Thái Khê trị tay nhức giựt và chân vọp bẻ.
Sách Traité d’acupuncture của Bác sĩ Royer de là Fuýe nói: huyệt Thiếu Hải trị các chứng bịnh về phổi và bướu nơi cổ.
d) Nhận xét chung:
Huyệt Thiếu Hải tâm kinh thuộc thủy, nhân đó mà thêm thủy tản hoả làm cho mát máu. Huyệt này có công năng làm cho hết bịnh tràng hạt. Phối hợp với huyệt Thủ Tam lý đó là âm dương hòa hợp trong những phương thức trị liệu, có công năng làm cho kinh lạc ýông động điều hòa máu huyết. Nhờ thế làm cho cùi chỏ cánh tay tê nhức được khỏi. Trong lúc bịnh nóng chưa giảm chỉ dùng phương pháp châm chờ cho sức nóng giảm sẽ đốt.
2) HUYỆT THÔNG LÝ
Thuộc thủ Thiếu âm tâm kinh, có một đường chạy về Thái Dương và Tiểu Trường. a) Phương pháp tìm huyệt:
Theo đường gân phía sau cườm tay có một lằn nhăn trên đường nầy một tấc là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 phân - đốt 7 liều. Cũng có thể dùng kim xâm nhẹ vào. c) Chủ trị:
Nhức đầu, chóng mặt, đau thần kinh, sợ hãi, đau cuống họng, lưỡi tê, thần kinh hai cánh tay co rút, buồn rầu, tử cung ra huyết.
d) Phương pháp phối hợp:
Châm với huyệt Đại trung trị biếng nói hay câm. Châm với huyệt Tam Lý trị ho hen. e) Tham khảo các sách:
Sách Thiên tỉnh nói: Huyệt Thông Lý sau cườm tay 1 tấc trị chứng nói không ra tiếng, buồn rầu hồi hộp, đầu lắc lư, tai đỏ, cuống họng tê, hơi thở không thông sắc mặt kém tươi nhuận.
Sách châm cứu y học của Thời Tỉnh Văn Lang nói: Huyệt này trị chứng chóng mặt, xỉu, sợ sệt, biếng nói, biếng cười.
Quyển Revue internationale de l’acupuncture nói: huyệt Thông LÝ trị tử cung ra máu, và lưỡi nhức tê.
d) Nhận xét chung:
Biếng nói hay muốn nằm là do tâm hỏa suy nhược không thể làm cho lá lách được ấm nên lâu ngày làm cho tim và thận sanh bịnh. Huyệt Thông Lý thuộc về Tâm Kinh phối hợp với thận kinh và liên lạc với huyệt Đại chung nối liền với tim và ruột non, tiếp với Túc Thái dương tỳ kinh mạch khí, cho nên trị lá lách bị thất thường rất công hiệu.
3) HUYỆT THẦN MÔN
Huyệt này có tên riêng: Đoài xung, Trung Đô, thuộc Thủ thiếu âm tâm mạch. (Thổ huyệt) a) Phương pháp tìm huyệt:
Ngay tay ra bàn tay ngửa lên, ngón tay út và ngón tay vô danh dang ra, dưới cườm tay có lổ hủng là vị trí của huyệt.
b) Phương pháp châm cứu:
Từ da châm vào, hướng mũi kim phía ngón tay. Đốt từ 3 đến 7 liều. c) chủ trị:
Thở hào hển, lỗ mũi nhức, mắt đỏ, buồn bực, ngủ không được, không muốn ăn, khờ khạo, thất chí, nằm ngồi không yên, tinh thần bịnh, tim yếu.
d) Phương pháp phối hợp:
Kinh Giáp ất nói: tay co rút hơi lên, mửa ra máu nên châm huyệt Thần môn Sách Nhập Môn nói: Trị sau khi sanh bụng trướng làm tiểu tiện không thông.
Sách Bổ Tả Luận Tập của Đông Thương nói: huyệt Thần môn trị mất ngủ, ăn uống không được, lưỡi tê.
Quyển Acupuncture Chinoise nói: Huyệt Thần môn trị bịnh loạn óc, mất ngủ, phát điên. e) Nhận xét chung :
Huyệt Thần Môn có tác dụng làm cho tinh thần được an tinh, tim hết hồi hợp, tiểu tiện được thông. Đại tiện bị bí khởi tại ruột già, ruột non tại sao châm huyệt Thần Môn thuộc Tâm Kinh mà làm cho đại tiện được thông? Nguyên nhân vì tim và ruột trong và ngoài có liên quan mật thiết, nên châm
huyệt thuộc về tâm kinh có thể làm cho thần kinh ở đại trường bị giao cảm và kích thích khiến cho thớ thịt ở ruột chuyển động do đó đi tiểu được dễ dàng.
4) HUYỆT THIẾU XUNG
Huyệt này có tên riêng là Kinh thỉ, Thủ Thiếu âm tâm mạch phát ra, thuộc mộc. a) Phương pháp tìm huyệt:
Ở bên trong ngón tay út cách móng tay 1 phân là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:
Phương pháp châm cũng như huyệt Thiếu Thương.
c) Chủ trị : Thần kinh làm cho tim yếu, bàn tay đau nhức đến cùi chỏ, tay không ngay ra được, thần kinh ở hông đau, nảo sung huyết, vàng da.
d) Phương pháp phối hợp :
Hợp với huyệt Khúc trì trị nóng nhiều. e) Tham khảo các sách:
- Sách Đại thành nói : chuyên trị bộ sinh dục nóng, trước châm huyệt Hành giang để tả can (cho gan mát) sau châm huyệt Thiếu xung.
- Phú Ngọc Long nói: chuyên trị tim yếu, hơi nóng bị bế tắc. Y học sử của Tiểu xuyên Chánh Tu nói: huyệt này có công năng trị tay co rút, tim yếu ngủ hay giựt mình.
- Quyển Revue internationnale d’acupuncture nói: Huyệt Thiếu xung trĩ máu lên, cổ, đầu đau nhức. g) Nhận xét chung: Huyệt Thiếu Xung thuộc Tâm kinh , ở nơi đầu ngón tay út, nó có công năng làm cho thần kinh sống động, nên những bịnh như trên châm huyệt nầy có tác dụng làm cho thần kinh phản xạ và trị những chứng bịnh nhiệt độ lên cao, nó làm cho an thần, giải nóng mát huyệt.
T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học
Chương 9
THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG KINH
(8 huyệt x 2) (Mériedien de l’instestin grêle)
Sự lưu hành của kinh huyệt
Kinh này tiếp nối với Thủ thiếu Dương tâm kinh, khởi nguồn từ ngoài đầu ngón tay út huyệt Thiếu trạch, chạy theo phía ngoài ngón tay út đi lên đến các huyệt Tiền cốc, huyệt Hậu Khê, huyệt Uyển Cốt đến huyệt Dương cốc, huyệt Dưỡng lảo, huyệt Chỉ chánh. Sau cùi chỏ huyệt Tiểu hải chạy ra ngoài Kinh Thủ Dương Minh và Kinh Thiếu Dương thẳng lên trên bả vai huyệt Kiên trinh, huyệt Nhu Du đến huyệt Thiên Tôn, huyệt Bỉnh phong chạy vào trong huyệt Khúc viên, huyệt Kiên ngoại du, huyệt Kiên trung du, bên trái bên phải nối nhau trên hai vai huyệt Đại Chùy và Đốc Mạch, đến
xương tiêu huyệt Khuyết bồn vào trong liên lạc tâm trạng theo thực quản xuống Hoành cách mạc ra phía ngoài Nhâm mạch nơi ngang rún 2 tấc thuộc Tiểu trường kinh.
Tại Huyệt Khuyết bồn chia ra một đường mạch từ trên cổ huyệt Thiên Song, huyệt Thiền dung đến huyệt Quyền giao, bên ngoài mí mắt chạy qua Túc Thiếu Dương Đởm mạch nơi huyệt Đồng Tử giao (Đởm kinh) nhập vào huyệt Thính Cung mới dứt.
Ngoài ra còn có một đường chạy từ mặt giáp liền huyệt Địa Xu xuyên bên xương gò má liên lạc với Túc Thái dương kinh từ mí mắt chay ra.