13.HUYỆT THỪA TƯỚNG:

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 147 - 149)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

11. HUYỆT CHIÊN TRUNG:

13.HUYỆT THỪA TƯỚNG:

Huyệt này có tên Thiên Trì, Huyền tương, quỉ thị nơi hội Túc dương minh vị và nhâm mạch.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Trên càm dưới môi nơi chính giữa có lỗ hủng xuống là vị trí của huyệt (hả miệng tìm huyệt).

b) Phương pháp châm cứu: Châm từ 2 đến 3 phân. Đốt 3 liều.

c) chủ trị:

Trung phong (bại nửa thân). Thần kinh ở mặt tê. Méo miệng. Mặt sưng phù. Đái đường. Thần kinh ở răng nhức. Đàn ông đau sán khí. Đàn bà có cục trong bụng. Đầu cổ cứng nhức nước tiểu đỏ hay vàng.

d) Tham khảo các sách:

Sách Châm đạo Bí quyết (Nhựt) Nói Thần kinh ở răng nhức hoặc ghẻ lở miệng nên dùng huyệt này. Sách Acupuncture chinoise pratique nói: huệyt này trị méo miệng, mặt sưng, miệng lở.

Sách Đông Nhơn nói: trúng phong á khẩu, mặt sưng, đái 9dường, răng sưng thúi nên dùng huyệt này. Ca Ngọc Long nói: Đầu cổ cứng nhức khó day trở, răng nhức, trước châm huyệt này sau châm huyệt Phong phú.

Sách Châm cứu Huyệt đạo nói: trẻ con ghẻ lở ở mệing, châm huệyt này ra máu thì hết.

g) Nhận xét chung:

Huyệt này trị máu huyết bị ngưng trệ ở họng hay cổ, hoặc bị chứng phong hàn, phong thấp làm cho gân co rút lại thành chứng cổ cứng không day trở được, châm huyệt này rất công hiệu.

Nhâm mạch là nơi chứa huyết lại hội với Vị mạch, đồng thời Nhâm mạch, Đốc mạch, Xung mạch đều phát khởi từ huyệt Hội âm. Nhâm mạch chạy về bụng, Đốc mạch chạy ra sau lưng, Xung mạch gồm có Thiếu âm chi phối nơi ngực, những mạch này có sự liên hệ mật thiết hổ trợ cho nhau nên châm huyệt Thừa tướng trị đàn ông đau sán khí, cổ cứng, nước tiểu đỏ, đái đường, đàn bà có cục cứng trong bụng được hết.

T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học

Chương 17

ĐỐC MẠCH

(Méridien du Gouverneur) (13 huyệt)

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)