HUYỆT THIÊN XU

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 34 - 35)

6. HUYỆT NGHINH HƯƠNG.

HUYỆT THIÊN XU

Huyệt này có tên riêng là Trường Khê, Cốc Mông, Trường Cốc, Tuần tế, thuộc Túc Dương Minh vị kinh mạch khí phát ra.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Nằm ngửa gần bên rún 2 tấc là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm 5 phân đến 1 tấc. Đốt mười liều (đàn bà có thai cấm đốt) c) Chủ trị:

- Ruột lá lách nóng - Đau bụng lải. - Tiêu chảy - Thủng - Ụa mửa - đi tiểu khó

- Ăn không tiêu - Màng tử cung viêm - Sình bụng - Kinh huyệt không đều - Ruột sôi - Đàn bà không thụ thai. - Kiết lỵ.

d) Phương pháp phối hợp

Châm với huyệt Thủy Tuyền trị bặt đường kinh. d) Tham khảo các sách.

- Sách Thiên Kim nói: thổ huyết, bụng đau, ruột sôi nên đốt huyệt Thiên xu.

- Kinh Giáp ất nói: bị hàn, ruột lạnh, ăn không tiêu, đi tiêu chảy đốt huyệt Thiên Xu .

- Phú Kiên ưu nói : chứng kiết Lỵ bụng đau, châm huyệt Thiên xu , huyệt Tam Lý , bệnh được nhẹ. Nếu chưa được lành châm huyệt Nội quan, huyệt Tam âm giao. Huyệt này thường dùng để trị những chứng về tinh hoàn, buồng trứng, thận hay ống dẫn nước tiểu bị đau.

- Họ Trạch Điền nhận: huyệt Thiên xu trị thương hàn rất hay. Những người bị ruột hay bao tử nóng, đau bụng, kiết lỵ tiêu chảy, châm huyệt Thiên xu và huyệt Tam Lý bịnh hết liền.

- Quyển châm Pháp chỉ nam của ông Hòa Điền Chỉ Nam: Huyệt Thiên xu thuộc Túc Dương Minh vị kinh nên trị về các chứng bao tử rất hay.

- Quyển Accupuncture Chinoise của Ch. Flandin: Huyệt Thiên xu châm với huyệt Quan Nguyên, huyệt Khí hải trị bịnh đi tiểu không thông .

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)