HUYỆT QUAN XUNG

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 107 - 111)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

1. HUYỆT QUAN XUNG

Mạch Thủ thiếu dương Tam tiêu phát ra thuộc Kim huyệt. a) Phương pháp tìm huyệt:

Bên ngoài ngón tay thứ tư (ngón vô danh) cách móng tay hơn 1 phân là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 1 phân hoặcdùng kim 3 khía châm cho ra máu Đốt 1 liều. c) Chủ trị:

ngón tay đau nhức, cam tích, ụa khan, hầu tê, đau nhức. d) Tham khảo các sách:

Kinh Giáp ất nói: cùi chỏ đau không thể đưa lên mặc áo được, đầu nhức xây xẩm, cảm nhức, mặt nám đen, vai xương sống nhức, không thể day qua lại được nên lấy huyệt Quan xung làm chủ. Sách Bảo Mạng nói: Mắt lớn, vành mắt nhức, châm huyệt Quang xung rất hay. Phú Ngọc Long nói: Nóng nhiều ở Tam tiêu, nên châm huyệt này.

Sách Đồ dực nói: nơi tam tiêu nóng, miệng khát, môi nóng, miệng hôi nên tả huyệt này cho ra máu. Sách Châm cứu trị liệu của Thái Lang (Nhựt) nói: môi khô, khát nước, nóng lạnh nên châm huyệt này.

Sách Acupuncture Chinoise nói: mắt nhức, thở hào hền, nên châm huyệt Quan xung cho ra máu. e) Nhận xét chung:

Huyệt này trị bịnh ở Tâm bào lạc biến chứng làm cho hầu tê, đơ lưỡi, miệng khô tim nóng đau.

2. HUYỆT DỊCH MÔN.

Thủ thiếu dương Tam tiêu mạch chạy đến; thuộc thủy huyệt. a) Phương pháp tìm huyệt:

Năm tay lại, giữa kẽ ngón tay vô danh và ngón út là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 3 đến 5 phân, mủi kim hướng sau huyệt Dương trì, (có thể xâm cho ra máu) Đốt 3 đến 5 liều.

c) Chủ trị:

Trên và trước vai gân rút và tê. Sưng chân răng, các khớp xương viêm, xụi nửa thân mình, nhức đầu, hầu sưng tim hồi hộp.

d) Phương pháp phối hợp: Hợp với huyệt Ngư tế trị hầu tê.

Hợp với huyệt Trung chữ trị tay, vai sưng đỏ. e) Tham khảo các sách:

Sách Ngoại Đài nói: huyệt này chủ trị chứng nóng không có mồ hôi, trúng phong hàn làm nóng, điên cuồng, sốt rét làm nhức đầu mở mắt không ra, lổ tai lùng bùng chóng mặt.

Sách Đồ Dực nói: nếu tai và vai sưng đỏ, đau nhức nhiều nên châm cho ra máu rất hay. Châm cứu Tạp chí nói: huyệt này trị phía ngoài hầu sưng nhức.

Sách Traité d’acupuncture nói: nứu răng sưng nhức ra máu nhiều châm huyệt Dịch môn thì hết. Phương bịnh Châm cứu Toàn thơ (Nhựt) nói: sưng cổ, sưng nách, châm huyệt này có hiệu quả. g) Nhận xét chung:

trung tiêu, nóng, hay yết hầu đau nhức, dùng huyệt này rất công hiệu.

2. HUYỆT TRUNG CHỦ

Huyệt này có tên Hạ đô, huyệt ở Mạch Thủ thiếu dương Tam tiêu chạy ra thuộc mộc. a) Phương pháp tìm huyệt:

Năm tay lại, giữa kẽ xương ngón út, ngón vô danh là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 5 phân, mủi kim hướng và huyệt Uyển cốt, Đốt 5 liều. c) Chủ trị:

Thần kinh cánh tay nhức, các khớp xương viêm (5 ngón tay không co duỗi được) nhức đầu, chóng mặt, lổ tai lùng bùng, gân cánh tay sưng. Yết hầu sưng nhức.

d) Phương pháp phối hợp:

Phối hợp với huyệt Tam lý trị tay vai đau nhức. e) Tham khảo các sách:

Ca Ngoc Long nói: tay vai sưng đỏ khớp xương nhức nên châm huyệt Dịch môn, huyệt Trung chủ. Sách Trửu Hậu nói: vai , xương sống đau nên dùng huyệt Trung chử.

Ca thắng Ngọc nói: lá lách đau, xương sống nhức nên tả huyệt Trung chử. Phú Linh Quang nói: 5 ngón tay không để yên được nên châm huyệt này. Phú thông Huyền Chỉ yếu nói: Phía sau lưng đau nên dùng huyệt này.

Sách Châm cứu Lạo Pháp Đại thành nói: huyệt này trị lổ tai lùng bùng và nhức đầu. Sách Acupuncture du praticien của H. Voisin nói: con nít quáng gà sợ ánh sáng nên châm huyệt này. g) Nhận xét chung:

Châm và đột huyệt Trung chử trị hai tay nhức đau rất hay. Thần kinh ở tay nhức nhiều nên hợp với huyệt Thiên tinh có kết quả mau lẹ.

3. HUYỆT DƯƠNG TRÌ

Huyệt này có tên biệt Dương, Mạch Thủ thiếu dương Tam tiêu chạy ngang qua huyệt này. a) Phương pháp tìm huyệt:

Trên lưng cườm tay có lằn ngang ngay đầu ngón tay thứ tư (vô danh) là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 3 phân, khi châm tay không nên cử động (không nên đốt) có thể dùng phương pháp xâm. c) Chủ trị:

Cảm mạo, phong thấp, các khớp xương viêm, tử cung co phía trước hoặc phía sau, đái đường. d) Phương pháp phối hợp :

Hợp với huyệt Trung uyển đốt để điều chỉnh tử cung ngay lại. e) Tham khảo các sách:

Kinh Giáp ất nói: huyệt này trị vai đau không dơ lên được, không ra mồ hôi, cổ đau.

Kinh Thần Nông nói huyệt này trị cườm tay đau không cử động được, không dơ lên tới đầu (đốt 7 liều).

Sách chủ Khách Nguyên Lạc ca nói: Bịnh ở Tam tiêu làm lổ tai điếc, hầu tê cổ khô, mắt sưng đỏ, cùi chỏ nhức, bón, bí đái, hiệp với huyệt Nội quan trị rất hay.

Sách Châm Đạo Bí quyết (Nhựt) nói: vai, cổ đau không có mồ hôi nên dùng huyệt này.

Sách Acupuncture Chinoise pratique nói: Nhức lưng, tim đau, tai điếc nên châm huyệt Dương trì và huyệt Nội quan.

g) Nhận xét chung:

Huyệt Phong trì thuộc kinh Tam tiêu trị phong thấp, đau nhức các lóng xương, có thai hay ụa mửa, điều chỉnh nguyên khí ở Tam tiêu, trị ruột dàn, tử cung co và xúc tấn tiểu trường hấp thâu chất bổ. 5. HUYỆT NGOẠI QUAN.

Huyệt nay thuộc Thủ thiếu dương Tam tiêu mạch, có một đường chạy từ tim hợp với mạch Dương duy .

a) Phương pháp tìm huyệt:

Trên huyệt Dương trì 2 tấc nơi hai xương giáp lại vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 8 phân, hơ nóng 10 phút, đốt 3 liều.

c) Chủ trị: Xụi nửa thân mình, phía trước thần kinh nhức, các khớp xương tay viêm, tay run, điếc, tất cả bịnh về mắt, nóng, đau tràng hạt.

d) phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Dương trì trị tay bị thương. e) Tham khảo các sách:

Sách châm cứu thực Nghiệm (Nhựt) nói: huyệt này trị 5 ngón tay đau nhức, đại tiện bế, nay bụng đau.

Sách Traité d’ Acupuncture nói: xương sườn nhức, tay tê nên châm huyệt Ngoại quan.

Kinh Thần Nông nói: huyệt này trị cùi chỏ không co dủi được, 5 ngón tay nhức không cầm nắm được (đốt 7 liều).

Phú Ngọc Long nói: Bị kết đau bụng nên hợp với huyệt Đại lăng và Chi cấu. Sách Y học Cương mục nói: gần ở hông đau nên dùng huyệt này.

g) Nhận xét chung:

Châm huyệt Ngoại quan khiến chotay và phía trên Tam tiêu phát sanh phản ứng, tay và ngón tê châm với huyệt Hiệp cốc, huyệt Trung chữ, huyệt Hậu khê, dùng gừng mỏng đốt mỗi bên từ 7 đến 9 liều, khoảng 2, 3 lần thì hết. Bình thương hàn hay nhức đầu nên tả huyệt này.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)