HUYỆT TY TRÚC KHÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 112 - 116)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

9. HUYỆT TY TRÚC KHÔNG

Huyệt này có tên Cự giao, Mục giao, thuộc Mạch thủ và Túc thiếu dương phát ra. a) Phương pháp tìm huyệt:

Nơi lổ sủng đuôi chân mày là vị trí của huyệt. b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 3 đến 5 phân. Đầu kim hướng vào giữa chân mày. Không nên đốt, có thể dùng kim 3 khía châm cho ra máu càng tốt.

c) Chủ trị:

Nhức đầu, chóng mặt, thần kinh ở mặt tê, con nít rút gân, đau mắt hột, nhãn cầu sung huyết, mắt bị mây che, đau lông cặm.

d) Phương pháp phối hợp:

- Hợp với huyệt Nhỉ môn, trị nhức răng.

- Hợp với huyệt Toán trúc, huyệt Hiệp cốc trị mắt sưng đỏ. e) Tham khảo các sách:

Ca Ngọc Long nói: đầu đau một bên trị thuốc không khỏi nên châm Ty Trúc Không mủi kim từ ngoài da đưa đến huyệt Suất cốc.

Kinh thần Nông nói: huyệt này châm ra máu trị nhức đầu.

Sách Châm Cứu nói: mắt hoa đầu nhức đến bất tỉnh nhân sự nên tả huyệt Ty trúc Không cho ra máu. Sách Châm cứu bí Yếu (Nhựt) nói: huyệt này trị chóng mặt và nhức đầu.

Sách Traité d’acupuncture nói: các chứng thuộc về mắt và đầu nên châm huyệt này cho ra máu. g) Nhận xét chung:

Huyệt này thuộc kinh tam tiêu liên lạc với đởm kinh, châm cho ra máu làm cho hết nóng trị mắt sưng nhức và trẻ con làm kinh phong.

T.T.Thích Tâm Ấn Châm cứu học

Chương 14

TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH

(Méridien du Vésicule Billiaire) (12 huyệt x 2)

SỰ LƯU HÀNH CỦA KINH HUYỆT

Kinh này giao tiếp với Thủ Thiếu dưong, khởi từ huyệt Đồng tử giao chạy lên ngang qua huyệt Ty Trúc không (Thủ thiếu ương), đến góc đầu huyệt Đầu uy. Nơi dây thần kinh chạy trở xuống ngang huyệt Huyền lô, huyệt Huyền ly ra phía sau huyệt Khúc tân, vây quanh huyệt Suất giác qua mạch Thủ thiếu dương huyệt Giác tôn. Từ nơi này, thần kinh chạy đến huyệt Thiên xung, xuống dương bạch qua bên đỉnh đầu huyệt Lâm khấp đến huyệt Não không, xuống huyệt Phong trì, huyệt Kiên tỉnh, giao tiếp phía sau mạch Thủ dương minh, qua Đốc mạch huyệt Đại chùy hội với mạch Thủ thái dương nơi huyệt Bỉnh Phong, phía trước huyệt Khuyết bồn.

Có một nhánh thần kinh từ sau lổ tai nơi huyệt Như Giang chạy qua Thủ thiếu dương nơi huyệt Ế phong vào trong lổ tai qua huyệt Thính cung (Thủ thái dương) đến trước lổ tai nơi huyệt Thính hội vào khu vực huyệt Đồng tử giao.

Phía ngoài khoé mắt chạy ra một đường mạch xuống kinh Túc dương minh huyệt Đạt nghinh hợp với Kinh thủ thiếu dương đến huyệt Giáp xa (Túc dương minh)

Đồng thời phía trước có 1 đường mạch hội ở huyệt Khuyết bồn chạy vào ngực nơi Thủ khuyết âm huyệt Thiên trì xuyên qua hoành cách mạc tại Túc khuyết âm, huyệt kỳ môn liên lạc với can tạng và trở vào bộ phận của mật.

Nơi hông có đường mạch từ kinh chương môn (tức khuyết âm) chạy xuống từ túc dương minh nơi huyệt khí xung chạy ra ngoài da nơi âm giao hợp với Túc khuyết âm và các khớp xương nơi huyệt Hoàn khiêu.

Lại có một đường mạch từ huyệt Khuyết bồn chạy đến trước nách huyệt Uyên dịch đến gân Nhựt Nguyệt ra phía sau huyệt Kinh Môn đến trước và chạy xuống huyệt Đái mạch, huyệt Ngũ xu, huyệt Duy đạo, huyệt Cự giao chạy ra phía sau trên túc Thái dương huyệt Thứ giao, huyệt Trung giao, huyệt hạ giao. Có một thần kinh ở phía ngoài hội ở huyệt Hoàn khiêu chạy xuống huyệt Phong thị, huyệt Trung độc đến ngoài khớp xương đầu gối huyệt Dương quan.

Từ xương phụ cốt phía trước huyệt Dương lăng tuyền xuống huyệt Dương giao, huyệt Ngoại kheo, huyệt Khúc trích xuống huyệt Quang minh, huyệt Phụ dương, huyệt Huyền chung. Thần kinh nơi đây chạy ra ngoài mắt cá huyệt Kheo khư đến trên lưng bàn chân huyệt Lâm khấp, huyệt Ngủ hội đến ngón chân út và ngón chân thứ tư nơi có cục xương nỗi lên huyệt Hiệp Khê. Đến phía ngoài ngón chân thứ tư nơi huyệt Khiếu âm thì dứt.

Có một đường mạch riêng từ huyệt Lâm khấp chạy ra đến ngón cái nơi giữa móng chân hợp với Kinh túc khuyết âm.

1.- HUYỆT ĐỒNG TỬ GIAO.

Huyệt này có tên Thái dương, Tuyền quan, Hậu khúc. Nơi hội các kinh mạch Thủ thiếu dương tiểu trường, Thủ thái dương tam tiêu, Túc Thiếu dương Đởm.

a) Phương pháp tìm huyệt:

Bảo người bệnh nhắm mắt, nơi cuối cùng khoé mắt phía ngoài, dùng tay nhận xuống chung quanh có cảm giác đau là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 2 đến 3 phân, mũi kim hướng phía ngoài. Đốt từ 2 đến 3 liều.

c) Chủ trị:

Tất cả bịnh về mắt, sưng giác mạc. Nhãn cầu sung huyết (mắt ngứa, khoé mắt nhức, nước mắc sống nhiều). Nhức Tam xoa Thần kinh. Nhan diện Thân kinh co rút và tê. Mắt méo.

d) Phương pháp hợp trị:

Hợp với huyệt Đầu Duy, huyệt Hiệp cốc trị đầu đau 1 bên.

Sách Đồ dực nói: Hợp với huyệt Thiểu trạch trị đàn bà sưng vú.

Sách đông Y Bửu Giám và sách Châm cứu thực hành (Nhựt) nói: Huyệt này không nên đốt.

Sách Traité d’Acupuncture nói: huyệt này trị mắt sưng nhức hay giựt.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)