HUYỆT ĐẠI LĂNG.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 103 - 105)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

5. HUYỆT ĐẠI LĂNG.

a) Phương pháp tìm huyệt.

Giữa lằn ngang nơi cườm tay khoảng 2 gân có lổ hủng xuống là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 3 đến 5 phân, đốt 3 đến 5 liều. (Có thể dùng phương pháp xâm cho ra máu)

c) Chủ trị:

tim cơ viêm, thần kinh ở lưng nhức, tuyến ở hạch viêm, nhức đầu, phát nóng, ghẻ lở, dạ dày viêm cấp tính, dạ dày ra máu.

c) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Lao cung trị trong lòng bức rức, hợp với huyệt Nhân trung trị miệng hôi. Hợp với huyệt Ngoại quan, huyệt Chi Cấu trị bón.

d) Tham khảo các sách: Sách Thiên Kim nói huyệt này trị điên cuồng. Ca Ngọc Long nói: hợp với huyệt Ngoại quan trị đau bụng dữ dội.

Phương Đắc hội nói: thổ huyết nên đốt huyệt Đại Lăng.

Sách Acupuncture của H. Goux nói: huyệt này trị thần kinh ở đầu đau phát nóng. Phương bịnh Châm cứu Toàn thơ của Thái Lang (Nhựt) nói: đốt huyệt Đại Lăng trị mửa ra máu .

e) Nhận xét chung:

Các lóng xương tay nhức hoặc bị phong thấp làm các khớp xương không co duỗi ra được, lúc châm nên lấy tay đè xuống để khỏi thương tổn đến gân.

Ngủ tạng lục phủ nong nhiều thường làm cho miệng hôi tả huyệt này làm cho bớt nóng thì miệng bớt hôi. Nó còn có công năng trị mất ngủ.Trước nên châm huyệt Hiệp cốc, huyệt Túc Tam lý, sau châm huyệt Đại Lăng để cho thần kinh an tịnh.

6. Huyệt lao cung.

Có tên Ngủ lý, Chưởng trung, Qủi quật, mạch từ tim phát ra giữa cánh tay, thuộc hỏa huyệt.

a) Phương pháp tìm huyệt:

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu từ 3 đến 5 phân, đốt 3 đến 7 liều:

c) Chủ trị:

Màng hông viêm, Hầu nhức, miệng lở, máu cam, vàng da, tim đau, nấc cục, trúng phong, cam tích, trĩ, bàn tay phong ngứa, ợ chua

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Đại lăng trị phong ngứa. Hợp với huyệt Tâm lý trị bịnh dạ dày. Hợp với huyệt Hậu khê trị vàng da.

e) Tham khảo các sách

Phú thông Huyền nói: huyệt này trị tim đau, ụa mửa. Sách Trửu Hậu nói: huyệt này trị trúng phong á khẩu.

Sách Châm cứu Bị yếu của Đạo Thần (Nhựt) nói: trị ăn không được, tim đau, tay run.

Sách Traité d’Acupuncture nói: Hông đau không thể day trở được và nấccục nên châm huyệt này.

g) Nhận xét chung:

Huyệt Lao cung thuộc Tâm bào lạc có công năng khai thông thất tình uất kết, làm giảm nóng ở hông. Hợp với huyệt Túc tam lý làm giảm nóng ở tim và dạ dày hết ụa khan, ụa chua, mỏi mệt, muốn nằm.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)