HUYỆT CỰ KHUYẾT

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 143 - 144)

I. HUYỆT KHÚC TRẠCH:

9. HUYỆT CỰ KHUYẾT

Huyệt này có tên Tâm mô, Mô huyệt của tâm do nhâm mạch phát ra. a) Phương pháp tìm huyệt:

Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, phía trên huyệt Trung uyển 2 tấc là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:

Châm sâu 5 đến 8 phân, hơ nóng 20 phút, đốt từ 5 đến 50 liều.

c) Chủ trị:

Hoành cách mạc co rút (nấc cụt) bao tử co rút, trực trường co rút, ỉa mửa, dạ dày có mụt (mửa máu) màng tim sưng, hồi họp, bịnh thần kinh, màng hong sưng, chi khí quản sưng.

d) Phương pháp phối hợp:

Hợp với huyệt Chiên trung trị ho đàm nhiều làm cho ngực đau.

e) Tham khảo các sách:

Sách Tân cứu Lạo pháp Đại Thành (Nhựt) nói: ăn vào ụa mửa, trẻ em bị chứng kinh phong nên lấy huyệt này làm chủ.

Sách Châm cứu Y học nói: tim đau uống nước vào mửa ra, hông đầy hơi thở ngắn, thở hào hển nên châm huyệt này.

Sách Nhập môn nói: Huyệt này trị chín thứ đau tim, đàm nhiều, mửa ra nước, mệt đau bụng.

Sách Lương phương tập dịch nói:trẻ con kinh phong đàm chận cứng cuống họng thờ khò khè, môi xanh mắt lim dim, hơi ngắn nên dùng:

- Tiêu sọ 7 hột

- Sanh chi tử 7 trái đâm nhỏ - Hành trắng 7 lá

- 1 nắm lúa

Lấy tròng trắng trứng gà trộn đều để lên bụng dùng vải quấn lại 1 ngày 1 đêm, khi lấy ra trên thuốc có màu xanh và đen thì bịnh hệt. Nếu chưa hết thì làm lại một lần nữa thì bịnh bình phục. Sau dùng phương pháp bổ tỳ 1 tể.

e) Nhận xét chung;

Huyệt này chủ về tâm nên những chứng đau tim, hông đầy hơi thở ngắn, đàm nhiều, ruột đầy có công hiệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình châm cứu học (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)