5. Kết cấu của luận văn
4.2. Những giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên
10%/năm, Thu lãi từ KDNT tăng hàng năm 5%. Doanh số chi trả kiều hối tăng 6- 8%, thu dịch vụ kiều hối tăng 10%/năm. Tỷ lệ thu từ dịch vụ ngoài tín dụng tăng bình quân từ 10-15%/năm. Từ định hướng đó xây dựng định hướng và mục tiêu kinh doanh của chi nhánh.
Thứ hai: Hoàn thiện bộ máy tổ chức theo Quyết định số 600/QĐ/-HĐTV-
TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng Quản trị Agribank về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Agribank. Theo đó bố trí đầy đủ các Phòng ban từ chi nhánh loại I và loại III, cụ thể là thành lập Phòng TTQT hoặc Phòng kinh doanh ngoại hối tại Agribank tỉnh. Phòng TTQT có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và thực hiện chỉ đạo các hoạt động liên quan đến kinh doanh ngoại hối và TTQT toàn tỉnh, là đầu mối để giúp các chi nhánh xử lý các nhu cầu về TTQT của khách hàng tại chi nhánh loại III. Bố trí tuyển dụng, sắp xếp nhân sự có đủ trình độ, năng lực công tác để làm nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh một cách bài bản và chuyên sâu.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động TTQT trên cơ sở phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm. Chia theo từng giai đoạn để thực hiện, có đánh giá sau mỗi đợt triển khai đề từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành.
Thứ tư: Rà soát lại trình độ cán bộ, bố trí cho cán bộ đi học các lớp từ cơ bản
đến nâng cao để dần dần có được một đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT có trình độ chuyên môn vững vàng, bản lĩnh, hiểu biết về pháp luật, các thông lệ quốc tế.
Thứ năm: Làm tốt công tác quảng bá marketing. Có chương trình cụ thể về
chiến lược khách hàng, thông qua hội nghị khách hàng, thông qua phát tờ rơi… để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại mà Agribank đang cung cấp làm thay đổi suy nghĩ và quan niệm của khách hàng về đối tượng đầu tư và hoạt động kinh doanh đa dạng của Agribank, không chỉ có tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà còn là một trong những ngân hàng có uy tín, thế mạnh trong mọi lĩnh vực đầu tư, đặc biệt là hoạt động TTQT. Phát huy thế mạnh của một ngân hàng thương mại hàng đầu về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, mạng lưới để phát triển và mở rộng hoạt động.
Thứ sáu: Ban lãnh đạo cần phải nhìn nhận một cách thực tiễn hơn, cần thay đổi và cải tiến mô hình quản lý, quan điểm đầu tư, cần chú trọng quan tâm và đầu tư hơn nữa cho nghiệp vụ TTQT vì đây là nghiệp vụ chủ yếu và có liên quan để phát triển các dịch vụ khác như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán….
4.2. Những giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc hoàn thiện quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên sẽ góp phần mở rộng thị trường cho Agribank Thái Nguyên. Bằng uy tín và vị thế của mình đối với khách hàng trong và ngoài nước, với khả năng tài chính có thể đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn, với các thiết bị hiện đại được trang bị đầy đủ, khả năng tiếp cận và hoà nhập với trình độ quốc tế Agribank Thái Nguyên đã góp phần làm cho công tác TTQT giữa các bên được thuận tiện, chính xác. TTQT qua ngân hàng phần nào hạn chế được những tiêu cực trong thanh toán do thị trường đưa lại. Việc làm tốt hoạt động TTQT không chỉ nâng cao uy tín và tên tuổi của ngân hàng mà còn thiết lập nhiều mối quan hệ ngân hàng đại lý với ngân hàng nước ngoài.
Với chính sách mở cửa và hàng loạt biện pháp kinh tế của Chính phủ, các hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ viện trợ, đầu tư nước ngoài, du lịch trở nên sôi động, cùng với hàng loạt các ngân hàng trong nước và các chi nhá nh ngân hàng nước ngoài có mặt tại Việt Nam, đã tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Do đó, muốn tồn tại và phát triển các ngân hàng thương mại Việt Nam không chỉ hoạt động đơn thuần trong phạm vi đối nội mà còn kinh doanh đối ngoại, Agribank Thái Nguyên không nằm ngoài sự cạnh tranh gay gắt đó.
Theo mô hình tổ chức hiện nay thì các vấn đề tổ chức hoạt động kinh doanh đối ngoại, đặc biệt là TTQT như thế nào , sự phối hợp giữa Sở giao dịch và chi nhánh ra sao, sự phối hợp giữa kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất đang là những vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại nói chung cũng như đối với Agribank Thái Nguyên.
Để đáp ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường, để đạt hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh Agribank Thái Nguyên cần phải hoạt động theo hướng kinh doanh đa năng, trong đó có hoạt động TTQT. Muốn vậy Agribank Thái Nguyên phải tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trước mắt đồng thời phát huy những lợi thế của mình, những lợi thế mà các ngân hàng khác không có được để hoàn thiện quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động TTQT. Dưới đây tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau: