5. Kết cấu của luận văn
1.2.5.1 Những rủi ro chung đối với nhà xuất khẩu và nhập khẩu
+ Rủi ro từ phía nhà nước: Mỗi bên tham gia nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng lớn từ phía nhà nước, nếu tình hình Chính trị - Xã hội ổn định thì việc tổ chức thực hiện thương mại quốc tế giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn, ngược lại khi Chính trị - Xã hội của một Quốc gia có vấn đề, không ổn định nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động của hai bên, ở mức độ nghiêm trọng có thể sẽ không có hợp đồng được ký kết. Cơ chế chính sách thay đổi, hệ thống pháp luật của một quốc gia chưa đồng bộ , hoàn chỉnh sẽ khiến các bên tham gia gặp khó khăn, ảnh hưởng từ phong tục tập quán cũng gây tác động không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu. Những vướng mắc từ Bộ chủ quản, các cơ quan quản lý có thẩm quyền không thống nhất dẫn đến việc gây vướng mắc cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu…
+ Rủi ro bất khả kháng: Rủi ro do chiến tranh, thiên tai địch họa, các chính sách cấm vận…. Đây là những rủi ro luôn tiềm ẩn gây nên thiệt hại lớn cả về quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế cho mỗi bên tham gia. Nhà xuất khẩu thì không giao được hàng hoặc hàng hóa giao trên đường vận chuyển gặp rủi ro nêu trên, dẫn đến không những không thu được tiền mà còn có nguy cơ mất cả hàng hóa đã giao,ảnh hưởng đến sản xuất của cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu thì không có nguyên liệu để sản xuất cung cấp hàng cho thị trường không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa , do vậy sẽ mất cơ hội kinh doanh gây thiệt hại lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Rủi ro từ chính bản thân các bên tham gia: Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật, các thông lệ quốc tế, các qui định của mỗi Quốc gia. Do trong quá trình tìm kiếm bạn hàng gặp phải đối tác không trung thực, có hành vi lừa đảo, lợi dụng chiếm đoạt vốn của nhau, do trình độ của các bên tham gia còn hạn chế…v.v
+ Rủi ro khác như: Sự biến động về tỷ giá hối đoái, thị trường cung ứng và tiêu thụ, sự cạnh tranh trên thị trường ..v.v.