5. Kết cấu của luận văn
1.4.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
a.Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế
Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, ngân hàng thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng đối với từng nghiệp vụ cụ thể như: phí mở, tu chỉnh L/C, phí thanh toán L/C, phí gửi và thanh toán bộ chứng từ hàng xuất (L/C, nhờ thu), phí thanh toán chuyển tiền đi, chuyển tiền đến…Khi doanh thu phí TTQT tăng lên chứng tỏ hoạt động TTQT được mở rộng. Điều này cũng cho thấy chất lượng và mức độ hoàn thiện hoạt động TTQT được nâng lên, thu hút thêm nhiều khách hàng đến giao dịch.
b. Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế.
Chất lượng TTQT được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động TTQT. Để xác định được lợi nhuận mang lại từ hoạt động TTQT, các ngân hàng phải tính được chi phí phát sinh cho hoạt động này. Nó bằng hiệu số giữa doanh thu TTQT và chi phí TTQT. Chỉ tiêu này tăng cao thể hiện mức độ hoàn thiện và chất lượng hoạt động TTQT được nâng lên. Ngược lại nó chỉ ra ngân hàng cần có những giải pháp để hoàn thiện quản lý và nâng cáo chất lượng thanh toán hơn nữa.
c. Số vụ khiếu nại do lỗi của ngân hàng gây ra.
Mức độ hoàn thiện quản lý và chất lượng TTQT được đánh giá thông qua số vụ khiếu nại do lỗi của ngân hàng gây ra. Việc khiếu nại ở đây liên quan đến các lỗi như thời gian thực hiện giao dịch chậm, không đúng quy định; chuyển nhầm điện, sai số tiền, sai tên người thụ hưởng, sai nội dung giao dịch…Số vụ khiếu nại càng ít chứng tỏ các giao dịch TTQT được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn, như vậy việc quản lý hoạt động TTQT càng cao.
d. Số lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp.
Trong quá trình thực hiện TTQT cho khách hàng, lỗi tác nghiệp phát sinh không thể tránh khỏi. Các lỗi phát sinh có ở tất cả các khâu, các nghiệp vụ từ thiếu hồ sơ, chứng từ đến lỗi trong quá trình soạn điện, hậu kiểm. Nếu quy trình TTQT được xây dựng chặt chẽ, cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên môn, công tác kiểm tra thường xuyên sẽ hạn chế được các lỗi nghiệp vụ phát sinh, hạn chế rủi ro và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
e.Tỷ lệ lỗi tác nghiệp trên Tổng số giao dịch = Số lỗi tác nghiệp/Số giao dịch
Chỉ số này cho thấy chất lượng của TTQT, thực hiện bao nhiêu giao dịch thì phát sinh một lỗi tác nghiệp. Chỉ số này càng nhỏ chất lượng TTQT càng tốt và mức độ hoàn thiện càng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
f. Tỷ lệ Lợi nhuận TTQT trên Tổng số cán bộ TTQT = Lợi nhuận TTQT/ Số cán bộ TTQT
Chỉ số này xác định năng lực hoạt động của một cán bộ TTQT trên hiệu quả mang lại từ hoạt động TTQT, cho thấy một cán bộ TTQT tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT.
g. Tỷ lệ Doanh thu TTQT trên Tổng số cán bộ TTQT = Doanh thu TTQT/ Số cán bộ TTQT.
Chỉ số này xác định năng suất lao động của một cán bộ TTQT trên doanh thu từ hoạt động TTQT, cho thấy một cán bộ TTQT tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu TTQT.
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT của NHTM
1.5.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.5.1.1.Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các chính sách vĩ mô của mỗi nước được đưa ra nhằm mục đích điều tiết, định hướng phát triển kinh tế của nước đó. Trong các chính sách này có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương và ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động TTQT như:
- Chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu: nếu chính sách không hợp lý sẽ dẫn đến không khuyến khích (mở rộng hoặc thu hẹp) xuất nhập khẩu dẫn đến giảm kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết bởi hoạt động này mang tính rủi ro cao.
- Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn tới hoạt động TTQT, là cơ sở nền tảng và có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT. Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tế khác trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm, chính sách kinh tế đối ngoại là nền tảng cơ sở và có tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT.
- Chính sách ngoại hối: là những quy định pháp lý, những thể lệ của NHNN trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc đá quý và các giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ, cũng như việc trao đổi, sử dụng, mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ. Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện TTQT hệ thống NHTM đóng vai trò kiểm soát luồng tiền ra vào của một đất nước. Vì vậy các NHTM được phép hoạt động TTQT phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lý ngoại hối do NHNN ban hành. Nếu chính sách ngoại hối của Nhà nước đưa ra không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu TTQT của Ngân hàng.
1.5.1.2. Sự phát triển hoạt động ngoại thương của quốc gia
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của ngân hàng. Sự phát triển kinh tế đối ngoại đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh những nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với quốc gia khác. Đây chính là điều kiện để NHTM mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT.
1.5.1.3. Tỷ giá hối đoái
Trong TTQT thông thường người ta thường sử dụng các ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi. Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác người ta sử dụng khái niệm “tỷ giá hối đoái”. Tỷ giá hối đoái là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán, hạn chế khách hàng hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng. Nếu biết chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động TTQT đem lại. Đây cũng có thể là một cơ hội để ngân hàng có thêm khách hàng mới.
1.5.1.4. Môi trường pháp lý
Để tạo khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tế cũng như trong TTQT, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ xung, hoàn thiện theo hướng chuẩn mực quốc tế. Do hoạt động TTQT một mặt thực hiện theo các quy chuẩn quốc tế, mặt khác phải tuân thủ các quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Do vậy, đứng về góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo ra khung chính sách pháp lý đầy đủ cho hoạt động TTQT.
1.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
1.5.2.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Việc ngân hàng xác định chiến lược kinh doanh, triển khai nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại sớm sẽ tạo cho ngân hàng có được lợi thế ban đầu, tạo được bề dày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Địa bàn kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đều tập trung tại các thành phố lớn nơi vốn đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tiếp thị khách hàng. Do vậy, nếu đưa chậm hoạt động TTQT vào những địa bàn này, ngân hàng sẽ không thu hút được khách hàng nếu không có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, công nghệ ngân hàng hiện đại và nguồn lực tài chính đủ lớn.
Tóm lại, để đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh được thị trường phục vụ khách hàng,
ngân hàng phải có chiến lược kinh doanh tổng thể, đồng bộ.
1.5.2.2. Năng lực của Ngân hàng
Để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động TTQT, NHTM phải có hệ thống ngân hàng đại lý đủ lớn để đáp ứng yêu cầu dịch vụ của khách hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động TTQT ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra, ngân hàng phải có nguồn vốn, nguồn ngoại tệ đủ lớn, có các hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển, có điều kiện cung ứng dịch vụ linh hoạt, lãi suất, phí, tỷ giá, điều kiện bảo lãnh, vay vốn... và có đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao. Về công nghệ: công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh quá trình thanh toán tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.
Hiện nay để có thể thực hiện chức năng TTQT, NHTM phải tham gia ít nhất vào một mạng truyền tin có tính bảo mật cao như SWIFT. Ngoài ra, có thể sử dụng một số mạng khác như Telex, Router. Bên cạnh đó chúng ta không thể không xét đến uy tín của NH.
Uy tín của ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chí tổng hợp của rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán. Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn giao dịch. Nhờ đó, uy tín của bản thân khách hàng cũng được nâng lên, độ rủi ro giảm đi và khách hàng giảm được chi phí mua hàng vì không phải trả thêm các chi phí phát sinh từ việc ngân hàng giao dịch có uy tín cao.
Đây là quá trình để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu, mở rộng thị phần TTQT. Tuy nhiên, uy tín của một ngân hàng không chỉ do ngân hàng trung ương của nó quyết định mà nó còn phụ thuộc vào uy tín của mỗi thành viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.5.2.3. Chính sách khách hàng
Để duy trì và phát triển các mặt hoạt động của Ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng, ngân hàng cần phải có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng chính sách khách hàng. Lựa chọn đối tượng khách hàng, tạo dựng quan hệ bền chặt, áp dụng chính sách linh hoạt và tạo uy tín ngày càng cao. Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệ tín dụng mà còn xét đến uy tín của khách hàng trong thanh toán.
1.6. Kết luận Chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động TTQT của NHTM và các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua việc sử dụng 6 phương thức TTQT, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí và 11 chỉ tiêu nhằm hoàn thiện quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của NHTM. Những kết quả đó là đóng góp của tác giả về mặt lý luận. Từ kết quả nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đạt ra đề tài cần giải quyết
- Chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển thương mại dịch vụ, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa?
- Hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên trong 3 năm 2009-2011? - Thực trạng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên trong 3 năm 2009- 2011:
+ Tổng doanh số hoạt động TTQT (xuất nhập khẩu). + Tổng số thu phí dịch vụ TTQT.
+ Chất lượng dịch vụ TTQT trong giai đoạn 2009- 2011.
+ Vai trò và hiệu quả của hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên.
+ Các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên là gì?
+ Các giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm:
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Thái Nguyên , Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2006-2010 và Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo hội thảo, tạp chí, các văn bản chính sách về ngoại thương. Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.
Các số liệu được dùng để tham khảo trong đề tài được thu thập từ Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên các năm 2009, 2010, 2011 do Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên phát hành; các tài liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nguyên về thu hút đầu tư, báo cáo của Sở công thương tỉnh về phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Các tài liệu dùng để đánh giá, phân tích trong đề tài được thu thập từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo kết quả tài chính, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng và kinh doanh ngoại tệ của Agribank tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2009 đến 2011.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Được điều tra qua việc sử dụng để lấy ý kiến của Ban giám đốc, lãnh đạo các Phòng ban thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên và các chi nhánh loại III trực thuộc, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại và TTQT.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Các thông tin thu thập được tổng hợp theo mẫu biểu. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu, sử dụng các bảng thống kê mô tả, biểu đồ để phân tích số liệu.
- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế