Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3.2.Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

(1). Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại còn thiếu và nhiều bất cập.

Mặc dù các Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện hoạt động TTQT nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản trong nước nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia. Đối với hoạt động TTQT, hiện nay Agribank Việt Nam cũng như các ngân hàng Việt Nam đều vận dụng UCP600, URR525,... làm căn cứ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Tuy nhiên, UCP600 chỉ là thông lệ quốc tế trong đó không quy định mức xử lý như thế nào có vi phạm, và trong mọi trường hợp UCP vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc gia. Do Việt Nam chưa có nguồn luật nào điều chỉnh nên phía các Ngân hàng của Việt Nam sẽ là người chịu thiệt nếu phát sinh tranh chấp.

Mặt khác, UCP600 chỉ quy định trách nhiệm, quyền hạn của các ngân hàng, chưa xác định mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể trong nước mà điều này phụ thuộc vào quy định của luật quốc gia. Chính vì chưa có nguồn luật nào điều chỉnh mà phải dựa vào nhiều luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, các văn bản của Ngân hàng Nhà nước... nên ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng khi thực hiện. Trong mở L/C nhập khẩu, Agribank Việt Nam mở L/C trên cơ sở “Đơn yêu cầu mở thư tín dụng” của khách hàng nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào xác định đơn yêu cầu có phải là hợp đồng giữa ngân hàng với người mở hay không. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, Agribank Việt Nam đã phải yêu cầu khách hàng lập các giấy tờ khác kèm theo như : Đơn xin vay, Giấy nhận nợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khống (ngay cả trong trường hợp khách hàng thanh toán bằng vốn tự có) làm thủ tục trở nên khó khăn, gây tâm lý không thoải mái cho khách hàng.

Một điểm bất cập nữa đó là cơ chế quản lý ngoại hối còn nhiều điểm chưa rõ ràng, khó hiểu. Các quy định liên quan đến ngoại hối cũng được thay đổi, điều chỉnh thường xuyên khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc nắm bắt, áp dụng. Việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài được quy định chặt chẽ, thủ tục khó khăn cũng kiềm chế sự phát triển của hoạt động TTQT.

(2). Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như: Quy định về công tác xuất nhập khẩu, thuế quan, hải quan của Việt Nam không ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.

Hoạt động TTQT có đặc thù gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, hải quan, thuế quan. Chỉ cần những cơ chế trên thay đổi, các quy trình nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

(3). Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có tới 70% số giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chính quy về nghiệp vụ ngoại thương. Thế nhưng có khoảng 80-85% số doanh nghiệp đó tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu. Nền kinh tế có nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu là đáng khuyến khích, nhưng mặt trái của nó là khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức mà vội vã nhảy vào kinh doanh trên một lĩnh vực có tính chất phức tạp như ngoại thương thì vấp ngã là điều khó tránh khỏi.

Mặt khác, thực lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu kém , hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng. Do vậy, trong khi kinh doanh buôn bán với nước ngoài, nếu bị lừa đảo, thua lỗ sẽ liên quan trực tiếp đến chất lượng tín dụng, TTQT của ngân hàng.

Cũng do trình độ của cán bộ làm công tác xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp còn yếu, cộng với tính chất phức tạp của nghiệp vụ TTQT nên việc thực hiện nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp phải dựa vào tư vấn của ngân hàng, thậm chí ngay cả khi ký kết hợp đồng ngoại thương và thường mắc sai sót trong việc lập các chứng từ cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Thêm vào đó, nguyên tắc của ngân hàng là nhân viên không được làm thay khách hàng mà khách hàng phải tự lập chứng từ và sửa chữa khi sai sót, mặc dù ngân hàng đã có các mẫu sẵn nhưng khách hàng lập hồ sơ vẫn mắc sai sót khiến phải đến ngân hàng nhiều lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới thực hiện được, vừa tốn kém chi phí, vừa mất thời gian của khách hàng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai nghiệp của ngân hàng. Cá biệt có khách hàng khi ký kết hợp đồng ngoại với các doanh nghiệp ở các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia...), có thể do đối tác của họ biết tiếng Việt nên đã lập hợp đồng ngoại bằng tiếng Việt vì thế không làm được Yêu cầu mở L/C do phải viết bằng tiếng Anh mà ngân hàng cũng không giúp gì được do tên và địa chỉ của đối tác cũng được dịch ra tiếng Việt. Các doanh nghiệp xuất khẩu thì rất khó khăn để lập được bộ chứng từ hoàn hảo theo đúng quy định của L/C do đó thường xuyên phải đối mặt với rủi ro bị từ chối thanh toán hoặc bị trừ tiền do sai sót của chứng từ so với L/C quy định.

Hạn chế của khách hàng còn thể hiện ở chỗ, do không hiểu hết các quyền lợi và nghĩa vụ của mình và ngân hàng trong TTQT theo quy định của UCP600, nên khi nhận hàng thấy có thiếu sót thường có khiếu nại ngân hàng mà không hiểu rằng ngân hàng chỉ có trách nhiệm với chứng từ chứ không có trách nhiệm về hàng hoá.

(4). Thị trường ngoại hối chưa phát triển, tỷ giá ngoại tệ biến động liên tục.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh theo đúng nghĩa, mới ở dạng sơ khai là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ song thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vẫn bộc lộ những hạn chế ảnh hưởng đến nguồn ngoại tệ cung cấp cho hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt trong những thời điểm có biến động tỷ giá hoặc những thời điểm tập trung nhiều nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài. Hơn nữa, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chỉ chủ yếu dừng lại ở giao dịch mua bán giao ngay, các giao dịch mua bán kỳ hạn, quyền chọn vẫn dừng ở mức thăm dò. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh và phòng ngừa lỗ do rủi ro tỷ giá.

b. Nguyên nhân chủ quan

(1). Năng lực, uy tín của Agribank Thái Nguyên chưa cao

Agribank Thái Nguyên được thành lập từ năm 1988, thêm vào đó hoạt động TTQT tại chi nhánh triển khai thực hiện từ năm 1993 nhưng đến những năm 2003 mới thực sự phát triển trở lại, do TTQT là nghiệp vụ mới mẻ, có thể coi là sản phẩm mới của ngân hàng nên việc thu hút khách hàng cũng như triển khai nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Mặt khác, Agribank Thái Nguyên được biết đến là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do đó khách hàng còn ngại khi sử dụng dịch vụ TTQT của Agribank. Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng lực của Agribank Thái Nguyên trong lĩnh vực TTQT do thiếu kinh nghiệm, không được chuyên môn hoá nên chưa thể bằng Ngân hàng ngoại thương, Kỹ thương, công thương.. ngân hàng từng một thời được độc quyền trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Để triển khai có hiệu quả nghiệp vụ TTQT, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có uy tín đối với quốc tế. Do mới tham gia vào thị trường quốc tế nên Agribank chưa được các ngân hàng quốc tế biết đến nhiều. Mặt khác, trước đó các ngân hàng nước ngoài chỉ biết đến Ngân hàng Ngoại thương trong lĩnh vực TTQT cho đến khi các ngân hàng khác trong đó có Agribank được tham gia lĩnh vực này. Chính vì Agribank chưa có uy tín cao trong thị trường quốc tế nên các ngân hàng nước ngoài còn ngần ngại khi chọn Agribank là đối tác của mình.

Một yếu tố làm hạn chế không nhỏ tới sự tăng trưởng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên đó là hoạt động TTQT mới chỉ được thực hiện tại Văn phòng hội sở, mạng lưới chi nhánh loại III trực thuộc chưa được Agribank Việt Nam chấp thuận cho phép triển khai hoạt động TTQT nên khi khách hàng có quan hệ với chi nhánh có nhu cầu sử dụng các sản phẩm TTQT thì chi nhánh chưa đáp ứng được, hoặc mất nhiều thời gian xử lý nghiệp vụ do phải trình phê duyệt lên cấp trên ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

(2). Chưa quan tâm đúng mức đến công tác Marketing (chăm sóc khách hàng)

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, vấn đề cạnh tranh để phát triển ngày càng gay gắt. Trên cùng một thị trường, cùng một địa bàn, các ngân hàng đều đưa ra các loại hình sản phẩm dịch vụ TTQT có tính chất giống nhau, buộc các ngân hàng phải cố gắng hết sức trong việc chào bán sản phẩm dịch vụ của mình.

Việc áp dụng Marketing trong hoạt động ngân hàng là điều tất yếu. Tuy nhiên, tại Agribank Thái Nguyên, công tác Marketing còn một số bất cập . Các hoạt động marketing chưa được tiến hành một cách có tổ chức và hệ thống , chưa có sự phối hợp hài hoà giữa các Phòng ban tại Văn phòng hội sở và các Chi nhánh loại III trực thuộc để đưa ra chính sách phù hợp. Các biện pháp khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ chưa có, việc chủ động tìm kiếm và tiếp cận với những khách hàng mới có hoạt động xuất nhập khẩu nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng còn chưa được chú trọng đúng mức.

Thêm vào đó, Agribank Thái Nguyên mới chỉ có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng và ưu đãi về phí TTQT với một số ít khách hàng lớn mà chưa có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiến dịch marketing ưu đãi trên diện rộng nhằm khuyếch trương hoạt động, thu hút thêm khách hàng mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3). Công nghệ thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn

Công nghệ phục vụ cho các hoạt động kinh doanh đối ngoại, cụ thể: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập. Chế độ thống kê báo cáo hoàn toàn thụ động, không khai thác được số liệu trên mạng.

Hiện nay, Agribank Thái Nguyên đã nâng cấp đường truyền dữ liệu từ 125Kb lên 256Kb nên việc xử lý giao dịch tương đối nhanh chóng, tuy nhiên do là dữ liệu tập trung tại Trụ sở chính của Agribank nên đôi khi vẫn còn tình trạng đường truyền điện bị nghẽn mạch không thể thực hiện giao dịch được.

Chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của Agribank đã đưa phần mềm IPCAS vào sử dụng đồng bộ toàn hệ thống. Phần mềm IPCAS đã được tích hợp cả chương trình SWIFT tuy nhiên vẫn còn những bất cập gây khó khăn trong thao tác hàng ngày của các thanh toán viên như :

- Khi nhập mã SWIFT của ngân hàng chỉ hiện ra tên ngân hàng khi in ra giấy mà không xuất hiện trên máy làm cho cán bộ khó kiểm tra được tính chính xác trong quá trình thao tác soạn điện.

- Máy tự động in tất cả các trang điện MT700 dù chỉ sửa chữa trên 1 trang gây tốn kém.

- Quy định giờ cut of time đối với các giao dịch chuyển điện ra nước ngoài trước 15h00 hàng ngày nên hạn chế các giao dịch chuyển điện muộn làm ảnh hưởng đến các giao dịch và cơ hội của khách hàng.

(4). Việc cân đối ngoại tệ phục vụ cho khách hàng chưa hiệu quả.

Tại Agribank Thái Nguyên, số lượng khách có hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ còn ít, đa số khách hàng chỉ có hoạt động nhập khẩu. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải cân đối được nguồn vốn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. Tỷ giá mua bán ngoại tệ do Agribank yết giá thường cao hơn so với tỷ giá của các NHTM trên địa bàn nên tính cạnh tranh chưa cao. Vào những thời kỳ cung ứng ngoại tệ khó khăn, Agribank Thái Nguyên chỉ phục vụ được các khách hàng vay ngoại tệ để thanh toán, còn những khách hàng mua ngoại tệ giao ngay để thanh toán thì không được đáp ứng hoặc đáp ứng một cách hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kiến thức về kỹ thuật nghiệp vụ giao dịch ngoại thương của một số cán bộ làm công tác TTQT tại Agribank Thái Nguyên còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ chỉ ở mức độ nhất định trong xử lý giao dịch. Do đó, khả năng tư vấn, tốc độ thực hiện giao dịch nhiều lúc còn chậm so với yêu cầu của khách hàng. Việc đào tạo nghiệp vụ chưa được bài bản, theo hệ thống nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ giữa các giao dịch viên. Mặt khác, các kỹ năng về giao tiếp, marketing của cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên đã hạn chế phần nào chất lượng phục vụ khách hàng. Các cán bộ TTQT của Agribank Thái nguyên là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu, thiếu tính chuyên nghiệp.

3.5. Kết luận chƣơng 3

Từ lý luận nêu ở Chương 1, tác giả đã vận dụng để phân tích thực trạng hoạt động TTQT ở Chi nhánh. Qua phân tích thực trạng tác giả đã rút ra nhận xét về kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đã được nêu trên là những thách thức lớn đối với yêu cầu trong công tác hoàn thiện quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên. Nhận thức rõ yêu cầu khách quan phải thường xuyên hoàn thiện nâng cao chất lượng TTQT, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của Agribank và môi trường kinh doanh quyết tâm tìm ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm đạt được nhiệm vụ kể trên, xây dựng hệ thống Agribank nói chung và Agribank Thái Nguyên vững mạnh, phục vụ tích cực công cuộc phát triển kinh tế trên địa bàn và đất nước.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK THÁI NGUYÊN

4.1. Định hƣớng phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng chung của Agribank Việt Nam

a) Định hƣớng chung đến năm 2020

- Giữ vững và phát huy là một NHTM nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn; tập trung xây dựng Agribank Việt Nam thành Tập đoàn tài chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong nước, nước ngoài nhằm chủ động về nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; ưu tiên vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đảm bảo tỷ lệ dư nợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho vay hộ gia đình chiếm khoảng 55% và mức dư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 108 - 132)