5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment)
a. Khái niệm:
Phương thức thanh toán nhờ thu là hình thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng
NH nhận uỷ nhiệm
chuyển tiền Ngân hàng đại lý
Người chuyển tiền (nhập khẩu)
Người hưởng lợi (Xuất khẩu) (4)
(1,2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua) sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua bằng uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu đó.
Trong phương thức thanh toán này thường có bốn bên liên quan: - Người xuất khẩu (người bán) là người gửi giấy nhờ thu (Remitter)
- Ngân hàng chuyển chứng từ (Remitting Bank), là người phục vụ bên xuất khẩu. - Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank) là Ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu - Người nhập khẩu (người mua) là người trả tiền (Drawee).
SƠ ĐỒ PHƢƠNG THỨC NHỜ THU
Ghi chú:
b. Các bƣớc của phƣơng thức này có thể đƣợc diễn giải nhƣ sau:
1. Người bán chuyển giao hàng hoá cho Người mua đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ cho người mua (nếu là nhờ thu trơn).
2. Người bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, uỷ nhiệm qua NH phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua (đồng thời chuyển bộ chứng từ cho NH nếu là nhờ thu kèm chứng từ).
3. NH phục vụ người bán chuyển hối phiếu qua NH phục vụ người mua nhờ thu tiền từ người mua.
4. NH phục vụ Người mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ký chấp nhận hối phiếu.
5. Người mua thanh toán tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phục vụ mình 6. Ngân hàng phục vụ người mua chuyển tiền trả qua NH phục vụ người bán. 7. Ngân hàng phục vụ người bán thanh toán tiền cho bên bán.
Người mua (Drawee)
Người bán (Remitter)
Ngân hàng phục vụ bên mua (Collecting
bank) Ngân hàng phục vụ bên bán (Remitting bank) 1 5 4 3 6 2 7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nếu căn cứ vào cách thực hiện thì người ta chia nhờ thu làm hai loại: + Nhờ thu bằng thư:
Nghĩa là người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành việc giao hàng (theo hợp đồng) cho người nhập khẩu sẽ lập bộ chứng từ hàng hoá và uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình đòi tiền người nhập khẩu, thông qua Ngân hàng phục vụ nhập khẩu bằng thư uỷ thác (giấy nhờ thu). Người nhập khẩu sẽ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán ngay khi Ngân hàng phục vụ nhập khẩu trao đổi chứng từ.
+ Nhờ thu bằng điện
Người xuất khẩu sau khi bán hàng (giao hàng) uỷ thác cho Ngân hàng nước mình thông qua Ngân hàng nước ngoài để đòi người nhập khẩu bằng cách dùng điện báo thu tiền. Căn cứ vào điện báo đó người nhập khẩu sẽ trả tiền ngay hoặc chấp nhận khi được Ngân hàng phục vụ mình báo tin mà không căn cứ vào chứng từ hàng hoá. Các chứng từ hàng hoá được gửi đến sau theo đường bưu điện hoặc thông qua Ngân hàng.
Nhờ thu bằng điện là phương thức thanh toán áp dụng trong điều kiện hai bên mua và bán tin tưởng ở nhau với mức độ cao, bảo đảm cho người bán thu tiền nhanh. Loại này ít được áp dụng với số tiền nhờ thu lớn.
* Nếu căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán thì nhờ thu được chia làm hai loại: + Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)
Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn các chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua, không qua Ngân hàng.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ NGHIỆP VỤ NHỜ THU PHIẾU TRƠN
Ghi chú:
1. Bên bán và Bên mua ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với nhau. Bên bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua đồng thời lập bộ chứng từ hàng hoá chuyển cho bên mua.
NH phục vụ bên bán (NH uỷ thác)
NH phục vụ bên mua (NH đại lý)
Bên bán Bên mua
(3)
(1)
(2) (7) (5) (4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Bên bán lập hối phiếu đòi tiền Bên mua và thư uỷ nhiệm gửi Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở bên mua.
3. Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua Ngân hàng phục vụ bên mua (Ngân hàng đại lý của mình) nhờ thu tiền ở bên mua.
4. Ngân hàng phục vụ bên mua yêu cầu bên mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu.
5. Bên mua trả tiền (hoặc chấp nhận hối phiếu).
6. Ngân hàng phục vụ bên mua (NH đại lý) chuyển tiền qua NH bên bán. 7. NH bên bán thanh toán tiền cho bên bán (hoặc báo có…)
Nhận xét:
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì giữa việc nhận hàng và thanh toán tiền của người mua không có sự ràng buộc với nhau, do đó người mua có thể nhận hàng rồi không chịu trả tiền hoặc chậm trễ thanh toán. Ngược lại đối với người mua cũng có thể xảy ra trường hợp bất lợi, chẳng hạn hối phiếu đòi tiền đến trước. Người mua phải trả (hoặc chấp nhận trả) tiền trong khi chưa biết hàng hoá chuyển giao liệu có đạt yêu cầu không? Có đúng hợp đồng không? Vì thế phạm vi áp dụng phương thức này chủ yếu giữa các khách hàng có mức độ tin tưởng tín nhiệm cao, khách hàng của nhau thâm niên…
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection).
Là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành việc giao hàng sẽ lập chứng từ thanh toán nhờ thu (gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu). Nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên hối phiếu đó. Với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng mới trao chứng từ để người nhập khẩu đi nhận hàng.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ NGHIỆP VỤ NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
Ghi chú:
1. Sau khi Bên bán và Bên mua ký hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Bên bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua.
NH phục vụ bên bán (NH uỷ thác)
NH phục vụ bên mua (NH đại lý)
Bên bán Bên mua
(3)
(1)
(2) (8) (5) (4)
(7)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Bên bán lập bộ chứng từ thanh toán (gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu). Gửi tới Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền ở Bên mua.
3. Ngân hàng phục vụ bên bán (NH uỷ thác) chuyển bộ chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đại lý nhờ thu tiền ở Bên mua.
4. Ngân hàng đại lý thu tiền ở người mua (hoặc yêu cầu bên mua ký chấp nhận hối phiếu).
5. Bên mua trả tiền (hoặc chấp nhận hối phiếu).
6. Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ hàng hoá để bên mua đi nhận hàng. 7. Ngân hàng đại lý chuyển tiền qua Ngân hàng uỷ thác.
8. Ngân hàng uỷ thác thanh toán tiền cho Bên bán (báo có). Nhận xét:
- Nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua.
- Vai trò của NH không chỉ là người trung gian thu hộ đơn thuần, mà còn là người định đoạt việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên NH vẫn chưa khống chế được việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của người mua, do đó trong một chừng mực nhất định quyền lợi của bên bán vẫn còn chưa thực sự đảm bảo (chẳng hạn bên mua thiếu thiện chí, chậm trễ trong thanh toán, thậm chí từ chối thanh toán, không nhận hàng….)
* Căn cứ vào thời gian trả tiền, nhờ thu được chia làm hai loại: + Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Document against payment - D/P)
Là phương thức mà người xuất khẩu khi giao hàng sẽ lập đầy đủ bộ chứng từ thanh toán (bao gồm chứng từ hàng hoá và hối phiếu) gửi tới Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ. Khi đó Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu tiến hành thu tiền ở người nhập khẩu, với điều kiện người nhập khẩu phải trả tiền thì Ngân hàng mới trao chứng từ cho họ để đi nhận hàng, phương thức này được sử dụng trong thanh toán mua bán trả tiền ngay (Hối phiếu trả tiền ngay).
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Document against Acceptance - D/A) Phương thức thanh toán D/A cũng tương tự như D/P, chỉ khác nhau ở khâu thanh toán. Ở đây người nhập khẩu chỉ phải ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu (chưa phải trả tiền ngay ) thì sẽ được Ngân hàng trao bộ chứng từ để đi lấy hàng, khi đến hạn trả tiền ghi trên hối phiếu (30 ngày, 60 ngày, 90 ngày…) thì người nhập khẩu phải có nghĩa vụ trả tiền cho người xuất khẩu. Phương thức này áp dụng trong hợp đồng mua bán chịu bằng hối phiếu có kỳ hạn. Trong phương thức này Ngân hàng thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
Để thực hiện phương thức này giữa hai bên mua bán phải có mối quan hệ tốt, có sự tin tưởng nhau cao, phương thức này sẽ không có lợi cho người xuất khẩu vì vốn bị chiếm dụng bởi người nhập khẩu, vòng quay vốn dài, dễ gặp rủi ro do người nhập khẩu không chịu trả tiền hoặc bị phá sản sau khi đã ký chấp nhận và cầm bộ chứng từ khi lấy hàng về. Ngược lại người nhập khẩu sẽ có hàng ngay sau khi ký chấp nhận thanh toán vào một khoảng thời gian nhất định trong tương lai và được Ngân hàng trao cho bộ chứng từ. Có thể nói phương thức này tuy có những khuyết điểm như vậy song thông thường lại được sử dụng rộng rãi.