Chính sách khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2.3.Chính sách khách hàng

Để duy trì và phát triển các mặt hoạt động của Ngân hàng nói chung, hoạt động TTQT nói riêng, ngân hàng cần phải có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng chính sách khách hàng. Lựa chọn đối tượng khách hàng, tạo dựng quan hệ bền chặt, áp dụng chính sách linh hoạt và tạo uy tín ngày càng cao. Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệ tín dụng mà còn xét đến uy tín của khách hàng trong thanh toán.

1.6. Kết luận Chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động TTQT của NHTM và các rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua việc sử dụng 6 phương thức TTQT, tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí và 11 chỉ tiêu nhằm hoàn thiện quản lý nâng cao chất lượng hoạt động TTQT của NHTM. Những kết quả đó là đóng góp của tác giả về mặt lý luận. Từ kết quả nghiên cứu của Chương 1 là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đạt ra đề tài cần giải quyết

- Chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển thương mại dịch vụ, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa?

- Hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên trong 3 năm 2009-2011? - Thực trạng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên trong 3 năm 2009- 2011:

+ Tổng doanh số hoạt động TTQT (xuất nhập khẩu). + Tổng số thu phí dịch vụ TTQT.

+ Chất lượng dịch vụ TTQT trong giai đoạn 2009- 2011.

+ Vai trò và hiệu quả của hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Nguyên.

+ Các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên là gì?

+ Các giải pháp để hoàn thiện quản lý hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Các phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm:

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu bao gồm: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Thái Nguyên , Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2006-2010 và Chương trình phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo nghiên cứu khoa học, báo cáo hội thảo, tạp chí, các văn bản chính sách về ngoại thương. Các tài liệu được kế thừa, phân tích và tổng hợp có chọn lọc.

Các số liệu được dùng để tham khảo trong đề tài được thu thập từ Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên các năm 2009, 2010, 2011 do Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên phát hành; các tài liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên về thu hút đầu tư, báo cáo của Sở công thương tỉnh về phát triển thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Các tài liệu dùng để đánh giá, phân tích trong đề tài được thu thập từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Báo cáo kết quả tài chính, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng và kinh doanh ngoại tệ của Agribank tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2009 đến 2011.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Được điều tra qua việc sử dụng để lấy ý kiến của Ban giám đốc, lãnh đạo các Phòng ban thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên và các chi nhánh loại III trực thuộc, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại và TTQT.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Các thông tin thu thập được tổng hợp theo mẫu biểu. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu, sử dụng các bảng thống kê mô tả, biểu đồ để phân tích số liệu.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các đối thủ khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của đơn vị đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản phẩm trong tương lai.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị trong bối cảnh cạnh tranh trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơhội (Opportunities - O) Thách thức (Threats – T)

- Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của Agribank Thái Nguyên có thể phát huy trong hoạt động TTQT.

- Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý, về con người, có thể khắc phục được.

- Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại mà Agribank Thái Nguyên có thể tận dụng để phát triển TTQT.

- Thách thức: Những trở ngại cho việc hoàn thiện nâng cao chất lượng TTQT ở Agribank Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Hệ thống hóa, đánh giá và phân tích các vấn đề liên quan đến hoạt động TTQT của Agribank Thái Nguyên qua các văn bản quy định, quy chế quản lý ngoại hối, các báo cáo thống kê, tổng hợp tình hình kinh doanh, các báo cáo chuyên đề, các ý kiến đánh giá và phân tích nhằm nêu ra được các ưu điểm cũng như các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và TTQT của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp và đưa ra một số kiến nghị để nâng cao chất lượng trong công tác này.

2.2.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo các phòng chuyên đề và các cán bộ thực hiện công tác TTQT để thu thập các ý kiến đánh giá. Từ đó tổng hợp, rút ra các nhận xét tổng quát và đề ra được các giải pháp cho thời gian tiếp theo cũng như các kiến nghị cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên (2009-2011)

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh nằm trong khu vực miền núi và trung du phía Bắc, tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang và Thủ đô Hà Nội. Tỉnh bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Tổng số xã, phường, thị trấn trong tỉnh là 181, trong đó có 143 xã, 13 thị trấn và 26 phường. Có 16 xã vùng cao, 109 xã thuộc địa bàn miền núi. Diện tích đất toàn tỉnh 3.531,71 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 2.93.378,12 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 43.429,42 ha; đất chưa sử dụng là 16.364,06 ha.

BẢNG 3.1: DIỆN TÍCH ĐẤT PHÂN THEO ĐỊA BÀN TT Đơn vị hành chính Diện tích (km2 ) Cơ cấu (%) 1 Thành phố Thái Nguyên 186,31 5,3 2 Thị xã Sông Công 82,76 2,3 3 Huyện Định Hóa 514,21 14,6 4 Huyện Võ Nhai 839,50 23,8 5 Huyện Phú Lương 368,95 10,4 6 Huyện Đồng Hỷ 455,24 12,9 7 Huyện Đại Từ 574,16 16,3 8 Huyện Phú Bình 251,71 7,1 9 Huyện Phổ Yên 258,87 7,3 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh)

Dân số trung bình của tỉnh tính đến cuối năm 2011 là 1.139.444 người, trong đó khu vực nông thôn chiếm 71,7%; tổng số hộ gia đình là 335.131 hộ ( trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 16,9%); số lao động trong độ tuổi ( theo tổng điều tra dân số năm 2009) chiếm 68% tổng dân số, bao gồm 51% là nam và 49% là lao động nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BẢNG 3.2: DÂN SỐ VÀ LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG

Đơn vị: 1000 người,%.

TT Nội dung Theo các năm

So sánh (%) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Bình quân 1 Dân số 1.125 1.131 1.139 0,53 0,72 0,62 2 Lao động 665 677 685 1,80 1,18 1,48 Chia theo ngành

- Nông, lâm nghiệp, TS 455 452 449 (0,65) (0,66) (0,66)

- Công nghiệp, XD 96 106 111 10,42 4,71 1,08 - Dịch vụ 114 119 125 4,39 5,04 4,71 Chia theo TPKT - Nhà nước 72 72 71 0 (1,39) (0,70) - Ngoài nhà nước 590 600 609 1,69 1,50 1,59 - KV có vốn ĐTNN 3 5 5 66,67 0 29,10

Chia theo cấp quản lý

- Trung ương 29 30 30 3,33 0 1,65 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa phương 636 647 655 1,73 1,24 1,48

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh)

Nhận xét: Tỷ trọng lực lượng lao động tăng dần qua các năm, từ 59,1% tại năm 2009 đến 60% tại năm 2011. Tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động gấp 2,38 lần so tốc độ tăng bình quân của dân số. Lực lượng lao động tăng nhanh nhất trong khu vực dịch vụ với tốc độ tăng bình quân 4,71% trong giai đoạn này, trong khi đó lực lượng lao động ở khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có chiều hướng giảm cho thấy có xu hướng dịch chuyển lực lượng lao động theo hướng công nghiệp hoá. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lực lượng lao động, ở vào cuối năm 2011, tỷ lệ này là 65,5%.

Lực lượng lao động ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thu hút lực lượng lao động áp đảo và có xu hướng tăng đều qua các năm, chứng tỏ có sự vươn lên mạnh mẽ của thành phần kinh tế này. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng mạnh trong năm 2010 song bị chững lại trong năm 2011, cho thấy ảnh hưởng rõ rệt sự tác động của suy thoái kinh tế Thế giới ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Lực lượng lao động tại khu vực này, nói chung chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ ( khoảng 0,73% vào năm 2011) cho thấy Thái Nguyên còn nhiều hạn chế trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc xúc tiến đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho dù là tỉnh nằm liền kề thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2.Tình hình kinh tế

BẢNG 3.3: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009–2011 PHÂN THEO NGÀNH VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị: Tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu Thực hiện So sánh 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % A B 1 2 3 4 5 6 7=3-1 8=(7:1)100 9=5-3 10=(9:3)100 I Tổng GTSX theo ngành 44,259 100 53,378 100 67,753 100 9,119 21 14,375 27 1 Nông,lâm nghiệp,Thủy sản 6,348 14 7,696 14 10,197 15 1,348 21 2,501 32 2 Công nghiệp, xây dựng 28,762 65 34,317 64 43,188 64 5,555 19 8,871 26 3 Dịch vụ 9,149 21 11,365 21 14,368 21 2,216 24 3,003 26 II Tổng GTSX chia theo TPKT 44,259 100 53,378 100 67,753 100 9,119 21 14,375 27 1 Nhà nước 20,131 45 24,574 46 32,068 47 4,443 22 7,494 30 2 Ngoài nhà nước 22,260 50 26,642 50 33,296 49 4,382 20 6,654 25 3 KV có vốn ĐTNN 1,868 4 2,162 4 2,389 4 294 16 227 10 (Nguồn: Cục thống kê tỉnh)

Nhận xét: Tốc độ tăng của giá trị sản xuất trong ba năm qua là khá tốt. Trong đó lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất. Tuy vậy, công nghiệp và xây dựng mới là khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất ( khoảng 64% vào năm 2011). Thực tế, Thái Nguyên là tỉnh có thế mạnh về lĩnh vực công nghiệp luyện kim đen, thép, công nghiệp vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản. Có thể liệt kê ra đây một số nhà máy, dự án tiêu biểu như: Công ty gang thép Thái Nguyên, các nhà máy xi măng: Thái Nguyên, La Hiên, Lưu Xá, Quan Triều…các mỏ than: Khánh Hoà, Núi Hồng, Phấn Mễ…, dự án đa kim Núi Pháo…

BẢNG 3.4: TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009–2011 PHÂN THEO NGÀNH VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đơn vị: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu

Thực hiện qua các năm So sánh

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Tiền trọng Tỷ Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I Tổng GDP chia theo ngành 16,297 100 19,825 100 25,418 100 3,528 22 5,593 28 1 Nông,lâm nghiệp,Thủy sản 3,684 23 4,355 22 5,409 21 671 18 1,054 24 2 Công nghiệp, xây dựng 6,634 41 8,149 41 10,617 42 1,515 23 2,468 30 3 Dịch vụ 5,979 37 7,321 37 9,392 37 1,342 22 2,071 28

II Tổng GDP chia theo TPKT 16,297 100 19,825 100 25,418 100 3,528 22 5,593 28

1 Nhà nước 7,232 44 8,912 45 11,782 46 1,680 23 2,870 32 2 Ngoài nhà nước 8,860 54 10,661 54 13,352 53 1,801 20 2,691 25 3 KV có vốn ĐTNN 205 1 252 1 284 1 47 23 32 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh)

Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2009 - 2011 khá cao, bình quân đạt 25%, đạt số tuyệt đối vào năm 2011 là 25.418 tỷ đồng. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng đóng góp vai trò quan trọng nhất với tỷ trọng 42% trên tổng GDP của năm 2011. Tiếp theo là khu vực dịch vụ với tỷ trọng chiếm 37%, song trong năm 2011, khu vực này lại có mức tăng tốt nhất, bằng 2.071 tỷ đồng.

GDP bình quân đầu người trong 3 năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 14,48 triệu đồng, 17,52 triệu đồng và 22,31 triệu đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn này là 24,13%.

Chia theo lĩnh vực, bình quân trong năm 2011, 1 lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tạo được 12,05 triệu đồng trong tổng sản phẩm của tỉnh. Tương tự, bình quân một lao động trong khu vực công nghiệp tạo ra được 95,65 triệu đồng; bình quân một lao động trong khu vực dịch vụ tạo ra được 75,14 triệu đồng. Từ đấy cho thấy rõ hơn Thái Nguyên là một tỉnh với nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp và dịch vụ.

3.1.1.3. Hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh

a. Hoạt động đầu tƣ

* Một số cơ chế, chính sách đã ban hành còn hiệu lực liên quan đến công tác thu hút đầu tƣ trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 1205/2007/QĐ-UBND, ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên Ban hành Quy định về một số biện pháp thực hiện khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh;

- Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 và Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 57 - 132)