5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tình hình chung
Hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên chính thức được triển khai từ năm 1993 và Agribank Thái Nguyên là 1 trong 5 chi nhánh trên toàn quốc trong hệ thống Agribank Việt Nam sớm triển khai nghiệp vụ này. Năm 1995, Agribank Việt Nam chính thức tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (SWIFT). Tuy nhiên do vào giai đoạn những năm 1997 đến 2002 khi nền kinh tế Thế giới và khu vực Châu Á lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nhu cầu thanh toán thương mại quốc tế trở nên trầm lắng và hầu như không có giao dịch nào được ký kết. Đến năm 2003, là giai đoạn nền kinh tế dần phục hồi và phát triển trở lại, nhu cầu giao dịch TTQT cũng được tăng lên, cùng với doanh nghiệp trong cả nước các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng bắt đầu hướng tới thị trường xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của các nước phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên đã thực hiện trở lại. Các đối tượng khách hàng Agribank phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu như chè, thiếc, gang, các loại khoáng sản đa kim, thiết bị y tế… và nhập khẩu các mặt hàng như máy móc, thiết bị, phối thép, thép phế, nguyên liệu phụ liệu may mặc….Hiệu quả hoạt động TTQT tại Agribank Thái Nguyên ngày càng tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng ta có thể thấy điều này qua sự tăng trưởng liên tục doanh số TTQT qua các năm. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 tăng 3,9% so với năm 2009, năm 2011 tăng 17,7% so với năm 2010. Doanh số TTQT tăng cao là do số lượng khách hàng mới thuộc thành phần doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng lên đáng kể, cùng với sự tăng trưởng tốt của các khách hàng truyền thống.