Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện

Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thiện hoạt động TTQT của NHTM được đánh giá bằng một hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng thông qua tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nó. Hiện nay, NHTM chưa có một chuẩn mực cụ thể nào đánh giá mức độ hoàn thiện quản lý nâng cao chất lượng TTQT. Theo quan điểm của tác giả, việc hoàn thiện quản lý chất lượng TTQT của ngân hàng thương mại có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:

1.4.2.1.Các chỉ tiêu định tính

a. Thời gian thực hiện giao dịch

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nhanh chóng để thực hiện xong giao dịch thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng. Thời gian thực hiện giao dịch ở đây bao gồm những chuẩn mực của quốc tế quy định cho từng giao dịch và mục tiêu đặt ra của NHTM. Nó được đặt ra cho từng nghiệp vụ TTQT cụ thể và được công khai tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khách hàng để biết, theo dõi và lập kế hoạch thanh toán. Vì vậy, thời gian thực hiện giao dịch càng ngắn thì sẽ giúp khách hàng luân chuyển vốn nhanh, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng TTQT.

b.Trình độ chuyên môn của thanh toán viên.

Trình độ chuyên môn của thanh toán viên có tính quyết định đến sự nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả của TTQT. Thanh toán viên nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương thì có khả năng tư vấn tốt, tốc độ xử lý giao dịch, thao tác nghiệp vụ nhanh, đảm bảo được độ chính xác của giao dịch. Vì vậy, chất lượng TTQT sẽ cao và điều này đánh giá được mức độ hoàn thiện trong công tác quản lý nhân sự nghiệp vụ TTQT, ngược lại trình độ chuyên môn yếu thì chất lượng thấp hoặc không đảm bảo.

c. Các quy định, quy trình, văn bản áp dụng.

Các quy trình, văn bản quy định các yêu cầu, hồ sơ, trình tự thực hiện giao dịch, sự phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người, từng bộ phận có liên quan. Số lượng, phạm vi điều chỉnh, sự rõ ràng, cụ thể và khoa học của các quy trình bao gồm hết được tất cả các nghiệp vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp sẽ đảm bảo khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn đồng thời kiểm soát được các rủi ro, góp phần đảm bảo chất lượng TTQT tốt. Do đó, việc hoàn thiện các quy trình TTQT tạo điều kiện để chất lượng TTQT được nâng cao, tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

d. Sự hài lòng của khách hàng.

Chất lượng TTQT chính là đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, chỉ tiêu này rất quan trọng, nó cho biết chất lượng đến đâu tương ứng với mức độ hài lòng của khách hàng. Để đo được chỉ tiêu này, thông thường các NHTM sẽ gửi các phiếu thăm dò ý kiến khách hàng. Trong phiếu này có các tiêu chí đánh giá như: trình độ chuyên môn của giao dịch viên, thái độ, tác phong giao dịch, số lượng hồ sơ, tài liệu giao dịch, mức độ an toàn, mức độ hài lòng của khách hàng khi giao dịch với ngân hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng thanh toán càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này thường được các NHTM tiến hành định kỳ, từ đó xác định được chất lượng thanh toán đến đâu để có những giải pháp cần thiết nâng cao, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)