5. Kết cấu của luận văn
1.3.3.3. Các loại tín dụng chứng từ
Có hai loại thư tín dụng chứng từ. Tín dụng không huỷ ngang và tín dụng huỷ ngang. Thư tín dụng phải là không hủy ngang (Irrevocable L/C), nhưng theo UCP 500 cũ và UCP 600, khi người mua ghi mở L/C mà không nói có thể hủy ngang hay không hủy ngang, sẽ được ngầm hiểu là thư tín dụng không hủy ngang (Điều 36 UCP 500 cũ và Điều 3 UCP 600).
- L/C có thể huỷ ngang (Revocable Credit): Nghĩa là một L/C khi Ngân hàng đã phát hành ra thì Ngân hàng có thể có quyền tuyến bố huỷ bỏ LC mà không cần báo trước cho người hưởng thụ hưởng tuy nhiên chỉ có quyền huỷ bỏ khi người xuất khẩu chưa giao hàng hoặc vận đơn chưa chuyển nhượng.
- L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable Credit): Nghĩa là một L/C khi Ngân hàng phát hành ra thì Ngân hàng đó không được tự ý thông báo huỷ bỏ nếu như không có sự đồng ý của người thụ hưởng. Loại L/C này luôn luôn đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì vậy nó được dùng phổ biến.
- Tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable Credit): Trước hết là một L/C không thể huỷ ngang và được xác nhận của một Ngân hàng thứ hai thì việc trả tiền cho người bán hoàn toàn chắc chắn. Ngân hàng nhận xác nhận L/C thường là Ngân hàng tại nước người bán. Do đó phí xác nhận do người bán chịu, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận L/C giống như trách nhiệm của Ngân hàng mở L/C nghĩa là họ tham gia vào việc trả tiền, chấp nhận trả tiền hay chiết khấu hối phiếu. Tuy nhiên Ngân hàng chỉ định xác nhận L/C không phải lúc nào cũng sẵn sàng nếu:
+ Ngân hàng phát hành không chuyển vốn hay ký quỹ tại Ngân hàng xác nhận. + Ngân hàng không có khả năng tài chính vững mạnh, vì vậy nguy cơ rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng xác nhận khi tiền đã trả cho người bán mà Ngân hàng phát hành có thể lâm vào tình trạng phá sản.
- Tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận miễn truy đòi (Irrevocable without Recourse Credit): Đây là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chức năng sau khi đã thanh toán cho người hưởng. Ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền bất kỳ trong trường hợp nào. Khi phát hành hối phiếu theo tín dụng này người hưởng phải ghi trên hối phiếu "Không được truy đòi người phát phiếu" (Without Recourse to Drawer).
- Loại L/C này được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.
- Ngoài các hình thức tín dụng cơ bản trên còn có một số loại hình thư tín dụng đặc biệt ít được sử dụng đến như:
+ L/C tuần hoàn.
+ L/C thanh toán chậm. + L/C giáp lưng
+ L/C dự phòng + L/C đối ứng