Lựa chọn điều kiện về phương tiện thanh toán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4.4.Lựa chọn điều kiện về phương tiện thanh toán

Phương tiện thanh toán là công cụ tiền tệ tín dụng trong TTQT như: vàng, giấy bạc ngân hàng, séc, hối phiếu…. trong đó séc và hối phiếu là những phương tiện được sử dụng rộng rãi nhất trong mậu dịch quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Séc là một phương tiện thanh toán khá phổ biến trên Thế giới. Nói chung các nước sử dụng séc làm phương tiện TTQT đều áp dụng những qui định có liên quan tới việc lưu thông séc trong Công ước Giơ-ne-vơ 1931 (Conventions for cheque 1931).

- Định nghĩa: Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng cảu ngân hàng ký phát cho Ngân hàng đó yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người cầm séc hoặc người được chỉ định trên séc.

- Nội dung của tờ séc: trên tờ séc có ghi: Tiêu đề tờ séc, ngày, tháng, năm, địa điểm phát hành, mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, Số tiền, giá trị đồng tiền, địa chỉ người trả tiền, Tên, địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản trích tiền, chữ ký người phát hành.

- Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của tờ séc chưa hết hạn. Thời hạn hiệu lực xuất trình tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của tờ séc thông thường tùy thuộc vào phạm vi không gian mà tờ séc lưu hành và luật pháp các nước qui định. Nói chung séc lưu hành nội địa có thời hạn ngắn hơn séc lưu hành trong TTQT. Theo công ước gio-ne-vo 1931 thời hạn của séc như sau:

+ 8 ngày đối với séc phát hành và thanh toán trong cùng một nước. + 20 ngày thanh toán ở các nước cùng châu lục.

+ 70 ngày ở các nước khác châu lục.

+ Đối với séc du lịch thời hạn hiệu lực tùy thuộc vào lịch trình chuyến đi. Các loại séc gồm 8 loại:

+ Séc theo lệnh: là loại séc có ghi “pay to the order – trả theo lệnh) séc này được sử dụng phổ biến an toàn và có thể chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu.

+ Séc gạch chéo (Crossed cheque): là loại séc dùng để chuyển khoản không được rút tiền mặt khỏi ngân hàng. Trên mặt trước của từ séc có hai gạch chéo song song từ góc nợ đến góc kia.

+ Séc vô danh (Cheque to bearer) là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, ai là người cầm séc đều có thể lĩnh được tiền.

+ Séc đích danh (Nominal Cheque) là loại séc ghi đích danh người hưởng. + Séc chuyển khoản (Transferable cheque) là loại séc chỉ dùng làm phương tiện thanh toán bằng chuyển khoản, không lĩnh được tiền mặt cũng không chuyển nhượng được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Séc xác nhận (Certified cheque) là loại séc được Ngân hàng xác nhận việc trả tiền.

+ Séc du lịch (Trevellers cheque) là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ đại lý nào của ngân hàng đó trong hay ngoài nước.

* Hối phiếu (Bill of exchange)

Hối phiếu là một phương tiện thanh toán đã được sử dụng trên Thế giới từ nhiều năm nay và cùng với thời gian nó ngày càng trở nên rất thông dụng trong thương mại quốc tế.

Định nghĩa: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy tờ phiếu hoặc đến một ngày cụ thể hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

Đặc điểm của hối phiếu:

+ Tính trìu tượng thể hiện không ghi nguyên nhân việc trả tiền mà chỉ ghi số tiền phải trả.

+ Tính bắt buộc. Người trả tiền bắt buộc phải có trách nhiệm thanh toán cho hối phiếu đó khi được xuất trình hoặc phải ký chấp nhận thanh toán.

+ Tính lưu thông: Trong thời hạn hiệu lực của hối phiếu nó có thể được chuyển nhượng một hoặc nhiều lần bằng hình thức ký hậu.

Thiết lập hối phiếu:

+ Về hình thức: Hối phiếu phải được lập dưới dạng văn bản viết, tất cả các hình thức khác đều được coi là không có giá trị. Hối phiếu được lập thành một hoặc nhiều bản và đánh số thứ tự các bản (không có bản chính,không có bản phụ). Tất cả các bản đều có giá trị ngang nhau nhưng khi thanh toán chỉ được phép sử dụng một trong số các bản đó mà thôi. Hối phiếu được lập bằng tiếng Anh.

+ Về nội dung: không được trái với quy định của luật Hối phiếu quốc tế Giơ- ne-vơ 1930.

Phải có tiêu đề: Bill of exchange hoặc Draft.

Số tiền: cả bằng số và chữ.

Địa điểm ngày tháng phát hành hối phiếu.

Ngân hàng trả tiền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hối phiếu có kỳ hạn chỉ trở nên có giá trị khi được người có trách nhiệm trả tiền ký chấp nhận lên mặt trước của hối phiếu bằng cách ghi chữ (Acceptance) lên trên hối phiếu.

Các loại hối phiếu:

+ Căn cứ vào thời hạn trả tiền: chia thành hai loại.

Hối phiếu trả tiền ngay (Sight Bill): là loại hối phiếu khi người hưởng lợi xuất trình nó cho người có nghĩa vụ trả tiền thì người này phải thanh toán ngay số tiền ghi trên hối phiếu.

Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill): là loại hối phiếu mà khi người có nghĩa vụ trả tiền chỉ phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày phát hành hoặc nhìn thấy hối phiếu.

+ Căn cứ vào chứng từ kèm theo khi thanh toán: chia thành hai loại.

Hối phiếu trơn (Clean Bill): là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền không có kèm theo điều kiện về việc phải trao bộ chứng từ.

Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill): là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu là điều kiện của việc trao bộ chứng từ hàng hóa cho người trả tiền hối phiếu.

+ Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu người ta chia làm ba loại hối phiếu:

Hối phiêu đích danh (Nominal Bill).

Hối phiếu trả tiền cho người cầm phiếu (Bearer Bill).

Hối phiếu theo lệnh (Order Bill).

* Lệnh phiếu (Promissory note)

+ Khái niệm: là một loại chứng từ trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi cho một người khác.

+ Nội dung của một tờ lệnh phiếu gồm;

Tiêu đề: “Lệnh phiếu” Không bắt buộc phải ghi chỉ cần ghi “tôi sẽ trả …và chỉ trả theo lệnh của…..”

Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện.

Địa điểm trả tiền.

Thời hạn trả tiền.

Họ, tên người hưởng lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu.

Lệnh phiếu được sử dụng đối với cả hành vi thương mại và hành vi dân sự (không có tính chát thương mại). Tuy nhiên nếu xét ở phạm vi thương mại thì ít được sử dụng hơn hối phiếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 32)