Những bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3.2.Những bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Để thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit –LC) thì trước hết các bên có quan hệ với L/C phải được xác lập. Những bên tham gia vào thanh toán L/C gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Người xin mở thư tín dụng (The Applicant for the credit) là người nhập khẩu (Importer) hay người mua (Buyer) người trả tiền (Accountee)

- Người hưởng lợi (Beneficiary) là người xuất khẩu (Exporter) hay người bán (Seller), người ký phát hối phiếu (Drawer)

- Ngân hàng phát hành hay Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank) là Ngân hàng phục vụ ở bên nước người nhập khẩu, Ngân hàng này có trách nhiệm trả tiền cho người xuất khẩu.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank) là Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở. Đây là Ngân hàng chi nhánh hoặc Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành.

- Ngân hàng chỉ định tham gia (Nominating Bank). Tuỳ theo quy định của L/C trong hầu hết các trường hợp chính Ngân hàng phát hành sẽ ấn định Ngân hàng thanh toán, chấp nhận hối phiếu – Bill of Exchange hay chiết khấu - Discount.

- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) là Ngân hàng có uy tín đứng ra xác nhận việc thanh toán của L/C trong trường hợp người bán yêu cầu do họ chưa tin vào việc thanh toán của Ngân hàng mở L/C.

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng cho ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu.Thông thường ngân hàng này chỉ tham gia giao dịch trong trường hợp giữa Ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tài khoản trực tiếp với nhau. Ví dụ: Thư tín dụng qui định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu. Nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ , thì sau khi thanh toán , các ngân hàng này đòi tiền ở một ngân hàng thứ ba, đó chính là ngân hàng hoàn trả.

- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank) là ngân hàng được ngân hàng phát hành L/C cho phép đứng ra mua hối phiếu hay thương lượng chứng từ do người bán ký phát cho ngân hàng. Tùy theo qui định của L/C mà ngân hàng chiết khấu thường là ngân hàng thông báo hoặc là ngân hàng thứ ba nào đó do ngân hàng mở L/C qui định.

- Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering Bank). Nếu thư tín dụng cho phép được chuyển nhượng, ngân hàng này sẽ đứng ra chuyển nhượng thư tín dụng tới người hưởng lợi thứ hai theo yêu cầu của người hưởng lợi đầu tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thông thường trong thanh toán thư tín dụng không nhất thiết phải có đủ các Ngân hàng nêu trên cùng tham gia, thường chỉ có hai Ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng của các Ngân hàng đó.

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ NGHIỆP VỤ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Ghi chú:

1. Người nhập khẩu và Người xuất khẩu ký hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ với nhau, trong điều kiện thanh toán của hợp đồng Người xuất khẩu yêu cầu Người nhập khẩu mở L/C (L/C – Letter of Credit): thanh toán bằng phương thức thư tín dụng chứng từ)

2. Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại, làm đơn xin mở L/C cho người xuất khẩu (người xuất khẩu yêu cầu…) tại Ngân hàng phục vụ mình (Issuing Bank).

3. Căn cứ vào nội dung xin mở L/C, nếu đáp ứng yêu cầu Ngân hàng sẽ lập L/C và thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo về việc mở L/C và chuyển bán chính của L/C đến người xuất khẩu.

4. Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và bức thư tín dụng, Ngân hàng thông báo sẽ thông báo và chuyển ngay thư tín dụng cho người xuất khẩu.

5. Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng - L/C đã mở thì giao hàng, nếu thấy thiếu hoặc sai sót đề nghị Ngân hàng sửa đổi bổ sung thư tín dụng cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi giao hàng.

6. Sau khi giao hàng. Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của thư tín dụng –L/C gửi qua Ngân hàng thông báo, xuất trình cho Ngân hàng mở để được yêu cầu thanh toán hoặc xin chiết khấu bộ chứng từ..

Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank) NH thông báo (Advising Bank) Người nhập khẩu (Importer) (3) (5) (8) (9) (6) (4) (5) (7)

Người xuất khẩu (Exporter) (7)

(2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7. Ngân hàng thông báo kiểm tra chứng từ thanh toán nếu phù hợp với quy định trong thư tín dụng thì tiến hành thanh toán và gửi chứng từ sang Ngân hàng phát hành để đòi tiền theo L/C. Nếu không phù hợp Ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ cho người xuất khẩu.

8. Ngân hàng mở thư tín dụng nhận được chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra theo các điều kiện và điều khoản của L/C đã phát hành đồng thời thông báo cho người nhập khẩu biết và đề nghị thanh toán. Nếu chấp nhận chứng từ thì thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền theo điểm 7.

9. Người nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền cho Ngân hàng mở thư tín dụng và Ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ để họ đi nhận hàng, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

* Nhận xét:

Hiện nay không chỉ riêng gì ở Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán L/C phổ biến mà còn ở các nước đang phát triển họ đã và đang sử dụng phương thức này. L/C được sử dụng trong trường hợp cả hai bên (mua và bán) có độ tin tưởng nhau không cao do vậy L/C là phương thức thanh toán công bằng nhất, bình đẳng nhất. Phương thức thanh toán này (L/C) hạn chế được những rủi ro cho cả hai bên, khác với phương thức nhờ thu mức độ an toàn trong thanh toán L/C cao hơn. Người bán hàng bán được hàng và được Ngân hàng đứng ra thanh toán, nếu mua bán trả ngay thì tiền về rất sớm, hạn chế được rủi ro về tỷ giá hối đoái, có lợi về vòng quay của đồng vốn, hình thức bán chịu (trả chậm sau x ngày) cũng mang lại lợi ích cho người bán vì ngoài giá thực tế còn cộng thêm phần lãi suất Ngân hàng. Song họ cũng gặp phải những khó khăn như về thủ tục, lập chứng từ mất nhiều thời gian, mất phí cho Ngân hàng, có thể bị người mua chiếm dụng vốn hoặc phải bồi thường hàng hoá nếu vi phạm lỗi.

Người mua do nhờ có uy tín Ngân hàng nên mua được hàng, có thể được NH cho vay, trong trường hợp thanh toán hàng nhập, họ có quyền kiểm tra lần cuối. Nếu có sai sót họ có quyền từ chối thanh toán, song sử dụng phương thức này mất nhiều thời gian lập thủ tục xin mở L/C, mất phí mở và có thể bị chiếm dụng vốn do Ngân hàng yêu cầu, khống chế tỷ lệ ký quỹ mở L/C, bị Ngân hàng khống chế bộ chứng từ nếu không thanh toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam phương thức thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng khoảng 70% kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu. Như đã biết nền kinh tế của nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần và nước ta mới hội nhập mở cửa nền kinh tế nên uy tín trong mối quan hệ thanh toán quốc tế của Việt nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với các nước trên Thế giới chưa cao, độ tin tưởng thấp. Do vậy việc sử dụng phương thức thanh toán L/C này là phù hợp. Nhưng để sử dụng tốt nghiệp vụ này không chỉ có cán bộ Ngân hàng hiểu biết sâu rộng hướng dẫn khách hàng thực hiện mà ngay cả khách hàng cũng phải hiểu và nắm bắt được các chuẩn mực thông lệ quốc tế, các quy tắc, quy định khi sử dụng phương thức thanh toán L/C để đạt được như mong muốn, giảm thiểu các sai sót, rủi ro không đáng có do quá trình lập chứng từ mang lại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhá nh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 48)