Hoạt động giảng dạy (hoạt động dạy) là sự truyền lại của thế hệ trƣớc cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích lũy đƣợc qua các thế hệ [29 ], là sự truyền thụ những tri thức khoa học, những kỹ năng và phƣơng pháp hành động [29 ]. Hoạt động giảng dạy đƣợc hiểu là quá trình ngƣời giáo viên truyền thụ tri thức, kinh nghiệm cho ngƣời học, GV tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm hình thành tri thức, kỹ năng, thái độ. Đồng thời, hoạt động giảng dạy của giáo viên còn giữ vai trò tổ chức, lãnh đạo, điều khiển quá trình dạy học; mọi hoạt động giảng dạy, tổ chức, điều khiển của giáo viên đều nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy sự nhận thức của ngƣời học. Vì vậy, ngƣời giáo viên phải nắm vững kiến thức một cách khoa học và hệ thống, phải am hiểu và tinh thông kiến thức thực tiễn cùng với việc sử dụng phƣơng pháp giảng dạy hợp lý, khoa học.
Quản lý hoạt động giảng dạy thực chất là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên. Nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy, truyền đạt tri thức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng, bồi đắp cho học sinh những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức và nhân văn. Chất lƣợng sản phẩm của quá trình giảng dạy phụ thuộc rất lớn vào năng lực và phẩm chất của ngƣời giáo viên.
Để quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên, ngƣời cán bộ quản lý phải am hiểu năng lực của mỗi giáo viên, trên cơ sở đó mà lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, phân công và kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của họ, định hƣớng hoạt động giảng dạy theo mục tiêu đã đề ra.