MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ DÂN CƢ VĂN HĨA XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 56)

THÀNH

Thuận Thành xƣa là thủ phủ của quận Giao Châu suốt nghìn năm Bắc thuộc và trung tâm Luy Lâu (Dâu) đã nổi lên là một trung tâm văn hoá, kinh tế quan trọng của xứ Giao Chỉ - Giao Châu lúc bấy giờ.

Đây là một vùng quê trù phú, thơ mộng. Nơi đây hình sơng thế đất hiền hồ mà vững chãi, trấn giữ phía đơng bắc kinh thành Thăng Long xƣa. Thuận Thành là một vùng đất văn hiến, có lịch sử lâu đời và gần nhƣ hội đủ những truyền thống, bản sắc của nền văn hiến Kinh Bắc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, mảnh đất và con ngƣời Thuận Thành đã sản sinh ra những giá trị vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú mà dấu tích cịn để lại đến ngày nay. Đó là số lƣợng rất lớn và đậm đặc các di tích đình, đền, chùa, tháp. Các di tích Lăng Kinh Dƣơng Vƣơng, chùa Dâu, các chùa thờ Tứ Pháp, chùa Bút Tháp, chùa Khám, đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, Lăng và Đền thờ Sĩ Nhiếp, Nhà thờ và lăng mộ Nguyễn Gia Thiều ... cùng các sinh hoạt văn hoá dân gian (hát trống quân, hát ca trù, múa rối nƣớc) và các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu, những nghề thủ công nổi tiếng và lâu đời nhƣ trồng dâu nuôi tằm, làm tranh dân gian Đông Hồ ... Tất cả những giá trị đó tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hoá Luy Lâu - Thuận Thành trong lịch sử phát triển văn hoá Việt Nam.

Thuận Thành là một vùng đất có truyền thống hiếu học và trọng nhân tài. Truyền thống Nho học trên đất Luy Lâu đƣợc hun đúc trong suốt ngàn năm khoa cử đã sản sinh ra 4 vị Trạng nguyên và 50 vị Tiến sĩ ... và các danh sĩ tài hoa nhƣ Phó nguyên suý Tao đàn Thái Thuận, danh nhân văn hoá Nguyễn Gia Thiều, nhà yêu nƣớc lãnh tụ phong trào Đông kinh nghĩa thục: Nguyễn Quyền

Thuận Thành ngày nay gồm 17 xã và 1 thị trấn với diện tích 113,99

Km2, nằm ở phía nam bờ sơng Đuống; phía bắc giáp huyện Tiên Du, Quế Võ;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

54

giáp huyện Gia Bình, phía tây giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội), dân số khoảng 150.000 ngƣời (số liệu 12/2010). Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (tỷ trọng nông nghiệp chiếm 40%, cơng nghiệp 30%, dịch vụ 30%). Diện tích canh tác 480m2/ngƣời, bƣớc đầu huyện đã thu hút một số nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ vào đầu tƣ. Đời sống nhân dân ổn định và từng bƣớc đƣợc nâng lên, số hộ giầu tăng, số hộ nghèo giảm còn 9%. Hệ thống chính trị ổn định, trật tự, an ninh, quốc phịng đƣợc giữ vững.

Nhân dân Thuận Thành đang tiếp tục phát huy truyền thống văn hiến, truyền thống yêu nƣớc và cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng quê hƣơng giàu mạnh. Ngƣời dân Thuận Thành cần cù, hiếu học và đã có nhiều ngƣời thành danh nhƣ : Nhà giáo nhân dân Nguyễn Văn Chiển; Nhà giáo ƣu tú, nghệ sĩ nhân dân Xuân Khải; nhà văn hoá Hữu Ngọc, các nhà văn nhà thơ Hồng Cầm, Vƣơng Trí Nhàn, Nguyễn Phan Hách, nhà doanh nghiệp trẻ Trần Quang Khai... và hàng trăm tiến sĩ, cử nhân trẻ khác ở mọi lĩnh khoa học đang làm rạng rỡ thêm truyền thống của quê hƣơng .

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường tiểu học của huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)