5. Kết cấu của luận văn
4.2.6. Xây dựng mô hình du lịch kết hợp với các yếu tố lịch sử, sinh thá
nhằm khai thác những thế mạnh của rừng
Các cấp chính quyền địa phương cần phải xây dựng kế hoạch phục hồi cảnh quan rừng tái tạo lại cảnh quan rừng lịch sử gắn với các điểm di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc từ đó phát huy tiềm năng du lịch sinh thái, di tích lịch sử.
Trong thời kỳ từ năm 1947 đến năm 1954, Huyện Định Hóa là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính phủ là Thủ đô kháng chiến với hơn 109 di tích lịch sử quan trọng phân bố trên toàn huyện gắn liền với lịch sử kháng chiến thần thánh của dân tộc kết hợp với diện tích rừng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái lịch sử về với cội nguồn tạo điều kiện cho người dân tiêu thụ được các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm khác liên quan đến rừng từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương tham gia vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao mức sống tăng thu nhập cho người dân.
Đặc điểm văn hóa từ các dân tộc cư trú trong vùng cũng là yếu tố thu hút và nâng cao khả năng phát triển du lịch của địa phương. Đó là những mái nhà sàn truyền thống toả khói lam chiều, những điệu hát Si, hát Lượn, điệu
Then, những bộ trang phục rực rỡ của đông bào các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng, những lễ hội, những trò chơi dân gian, những món ăn mang đậm nét truyền thống, đến với những sinh hoạt văn hóa đặc sắc múa rối Tày Thẩm Rộc, lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa, lễ hội chùa Hang thị trấn Chợ Chu là điều kiện tốt để phát triển du lịch về nguồn kết hợp với du lịch sinh thái từ đó người dân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để bán các sản phẩm từ rừng đến với du khách trong và ngoài nước.