5. Kết cấu của luận văn
1.1.2.2. Tạo ra nguồn thu nhập từ rừng
Với chủ trương giao đất giao rừng cho người dân thì các hộ dân được giao đất, giao rừng đã tích cực tham gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng. Việc sở hữu một diện tích đất nhất định làm cho người dân chủ động hơn trong việc phát triển kinh tế gia đình, có những hộ qua đó đã thoát khỏi cảnh nghèo vươn lên làm giàu tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn.
Theo Tổng cục thống kê cho biết số liệu sơ bộ về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, theo đó, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng lên nên vốn tích lũy tăng khá nhưng có chênh lệch lớn giữa các ngành nghề, địa phương. Cụ thể, tại thời điểm tháng 7-2011, vốn tích lũy bình quân ở nông thôn là 16,8 triệu đồng/hộ, tăng 2,5 lần so với năm 2006. Trong đó, hộ làm thương nghiệp có vốn tích lũy bình quân cao nhất với mức 35,3 triệu đồng/hộ. Hộ làm dịch vụ và vận tải cao tương đối ở mức 24,5 triệu đồng/hộ và 27,5 triệu đồng/hộ. Riêng hộ làm lâm nghiệp (trồng rừng) có vốn tích lũy bình quân thấp nhất, chỉ đạt 9,1 triệu đồng/hộ.
Theo số liệu trên thì thu nhập của hộ nông dân liên quan đến rừng (trồng rừng) có mức thu nhập rất thấp. Tuy nhiên ở một vài địa phương và một vài hộ nông dân điển hình thì thu nhập này khá cao.
Như tại Hà Nội thì năm 2012, Sở NN&PTNT đã làm báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Hà Nội, giai đoạn 2011 - 2020. Quy hoạch nhằm bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao từ trồng rừng, phát triển du lịch sinh thái, nâng mức thu nhập trên 1ha đất lâm nghiệp từ 10 - 15 triệu đồng/ha/năm hiện nay lên 40 - 60 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020, giải quyết việc làm cho 10.000 - 15.000 lao động. Với mức thu nhập này người dân ở đây có mức thu nhập bằng thu nhập bình quân dự báo của Việt Nam năm 2020 là 3000 USD (Theo Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia).
Còn tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, sau hơn 6 năm triển khai công tác trồng rừng (từ năm 2006 - tháng 5/2012), toàn huyện Quang Bình đã trồng mới được 8.786 ha rừng đến nay diện tích rừng của một số địa phương đã cho thu hoạch mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Nhờ có nguồn thu nhập từ rừng mà nhiều hộ gia đình ở huyện đã vươn lên thoát nghèo, một số hộ đã có nguồn tích lũy do kinh tế rừng mang lại. Gia đình nào tham gia trồng rừng với diện tích khoảng trên 4ha rừng keo đến kỳ thu hoạch đã được các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn thu mua với số tiền gần 200 triệu đồng, gia đình nào có khoảng 3ha rừng keo đến kỳ thu hoạch có trị giá gần 150 triệu đồng. Ngoài ra còn khá nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng hàng năm do kinh tế rừng mang lại.
Và rất nhiều hộ nông dân trồng rừng đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh rừng được giao với chính công sức của mình. Như gia đình ông Trần Văn Điện, ở thôn Quảng Mỹ, xã Hòa Mỹ Tây, H.Tây Hòa (Phú Yên) đã quyết tâm khởi nghiệp khi mới 17 tuổi. Bây giờ ở tuổi 30, trong tay ông có một cơ ngơi khiến nhiều người phải khâm phục. Từ hai bàn tay trắng ông đã quyết
tâm theo đuổi nghề trồng rừng với rất nhiều gian khó, đến nay mỗi năm ông Điện thu nhập gần 500 triệu đồng nhờ nguồn thu hoạch rừng trồng và các nguồn nông nghiệp khác, với thu nhập như trên gia đình ông Điện đã thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu, đóng góp xây dựng cho địa phương.