Các chính sách nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Các chính sách nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp

Muốn nâng cao vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình thì chính sách của Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng. Vì theo quy định của pháp luật thì tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng đều là thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý. Hiện nhà nước là người quản lý rừng vì thế quyền giao đất giao rừng, khai thác, quản lý, bảo vệ đều thuộc Nhà nước. Các quy định quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp của Nhà nước có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của lâm nghiệp của địa phương gồm có chính sách về quản lý rừng, chính sách về đất đai, các chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất, các chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản, các chính sách khác có liên quan khác. Ngoài những chính sách đã nêu ở chương 1 thì có những chính sách khác ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế rừng của địa phương:

Chính sách về quản lý rừng: Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết định này có quy định về đất lâm nghiệp,

cấp có thẩm quyền giao và cho thuê đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên; phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

Chính sách về đất đai có luật đất đai (sửa đổi 2003) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện tích đất kinh doanh rừng sản xuất phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các Lâm trường có chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông - lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với hạn mức không quá 30 ha, thời hạn tối đa 50 năm và được xem xét để giao tiếp nếu có nhu cầu. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất lâm nghiệp được hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. Các tổ chức (Lâm trường quốc doanh) không có quyền chuyển đổi, quyền sử dụng đất. Đất trồng rừng sản xuất không được sử dụng trong 24 tháng liền sẽ bị thu hồi.

Nghị định 01/NĐ-CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp quy định doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao đất thực hiện khoán đất lâm nghiệp, thời hạn giao khoán đối với rừng sản xuất theo chu kỳ kinh doanh, tiền công khoán theo theo thuận.

Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp quy định Nhà nước giao đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển RSX không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông, lâm nghiệp với hạn mức đất không quá 30 ha với thời hạn 50 năm, nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết hạn vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng.

Các chính sách đầu tƣ, tín dụng, chính sách thuế sử dụng đất: Luật khuyến khích đầu tư trong nước có quy định Nhà nước lập các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi. Các hoạt động đầu tư vào trồng rừng, bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ lâm nghiệp (như xây dựng cầu đường, bến bãi, làm đất gieo ươm cây giống…) được xếp vào nhóm A - lĩnh vực ngành nghề cần khuyến khích. Hoạt đồng trồng rừng sản xuất phần lớn lại được thực hiện tại các địa phương miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, (thuộc danh mục B), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (danh mục C) nên cũng được ưu đãi.

Quyết định 264/QĐ-CP ngày 22/2/1992 về chính sách đầu tư phát triển rừng quy định đối tượng đầu tư từ trồng rừng tới tuổi thành thục công nghệ. Thời hạn thu hồi vốn và lãi đơn 2 lần vào năm khai thác chính tương đương giá trị sản phẩm khai thác hàng năm nhưng không quá 5 năm; mức lãi bằng 30 - 50% lãi suất thường (khoảng 7% năm).

Và còn rất nhiều chính sách khác ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển kinh tế rừng tại địa phương. Qua đây cho thấy chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp có ảnh hưởng đến vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

3.3.4. Đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học

Đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học có ảnh hưởng đến vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa.

Bảng 3.7: Diện tích các loại rừng huyện Định Hóa Loại rừng ĐVT Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng Chƣa có rừng Diện tích ha 33.540 19.586 10.797 3.157 Tỷ lệ % 100,0 58,4 32,19 9,41

Định Hoá có 52.272 ha đất tự nhiên, có 33.540 ha đất lâm nghiệp chiếm 64,16% diện tích. Trong tổng diện tích rừng thì có 10.797 ha rừng trồng (bao gồm 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất) chiếm 32,19 % diện tích rừng của toàn huyện. Tiềm năng cho phát triển kinh tế rừng vẫn còn vì địa phương còn 3.157 ha rừng chưa được trồng rừng chiếm 9,41% trong diện tích tự nhiên đây là một điều kiện thuận lợi để người dân có thể đầu tư vốn vào phát triển rừng (bảng 3.7).

Trên đất rừng của huyện Định Hóa có rất nhiều loài cây gỗ tự nhiên có thể sinh trưởng và phát triển cho giá trị kinh tế cao, trên 50 loài cây gỗ quý như Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ, Đinh, Lim, Sến, Nghiến... Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn một số loài cây tái sinh tập trung chủ yếu trong các khu rừng phòng hộ ở xã Quy Kỳ, rừng đặc dụng ở xã Bảo Linh và xã Phú Đình.

Với khí hậu và địa hình ở đây thích hợp cho các giống cây có giá trị mà con người cần cho quá trình sản xuất của mình. Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván ghép thanh như: Các loài Keo, Bạch đàn, Quế và một số loài cây bản địa như Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ đây là các loại cây được trồng nhiều trên các diện tích rừng được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp của huyện. Kèm theo đó là các con giống có thể nuôi ở đây như bò, trâu, dê, ngựa, lợn, gà, vịt góp phần tạo nguồn kinh tế cho các hộ gia đình tham gia phát triển lâm nghiệp.

Qua các phân tích trên cho thấy rằng tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học góp phần quan trọng trong việc đầu tư và phát triển các diện tích rừng trên địa bàn, nó hình thành các vùng lâm nghiệp với các loại cây con có khả năng sinh trưởng tốt ở đây. Từ đó góp phần nâng cao vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)